Cắt giảm lượng tiêu thụ nước ngọt mỗi ngày là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
1. Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống quá nhiều soda có liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Theo những nghiên cứu này, soda cũng có thể làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của những người đã mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả về mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và bệnh tiểu đường: nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 26% đối với những người tiêu thụ một hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày. Ngay cả khi những người này chuyển sang nước ngọt có đường nhân tạo hoặc đường ăn kiêng có chứa các chất thay thế đường, có thể không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kháng insulin là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Nó xảy ra khi các tế bào quen với lượng đường dư thừa trong máu và không hấp thụ glucose một cách hiệu quả, phản ứng ít hơn với insulin. Insulin là hormone mở khóa tế bào, cho phép glucose đi vào. Nghiên cứu cho thấy đồ uống có đường góp phần vào sự tiến triển của kháng insulin và tiền tiểu đường - giai đoạn trước khi bị tiểu đường hoàn toàn.
2. Đồ uống có đường dẫn đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Uống quá nhiều đồ uống có đường trong đó uống quá nhiều nước ngọt có gas có nghĩa là cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Vì vậy, uống quá nhiều nước ngọt có ga có thể góp phần vào sự phát triển của thừa cân và béo phì. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác.
Trên thực tế, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường liên quan đến việc tiêu thụ nhiều năng lượng cao hơn so với tiêu thụ chất béo không lành mạnh.
Các tác giả đã giải thích quá trình sau đây mà qua đó lượng đường cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường:
- Nồng độ đường huyết cao hơn do nạp nhiều carbs tiêu hóa nhanh có nghĩa là nhu cầu insulin nhiều hơn.
- Nhu cầu insulin cao hơn trong thời gian dài làm hao mòn tuyến tụy. Điều này có thể dẫn đến không dung nạp glucose từ các tế bào.
- Chế độ ăn có GI cao có thể trực tiếp làm tăng đề kháng insulin.
Vì uống quá nhiều nước ngọt có gas chứa GI cực cao nên nó có thể góp phần vào quá trình này. Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng ủng hộ đề xuất rằng lượng đường cao sẽ làm tăng béo phì bằng cách tăng tổng năng lượng tiêu thụ. Nói cách khác, khi đồ uống có đường bổ sung vào tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày, sự gia tăng calo có thể dẫn đến tăng cân.
Hay một nghiên cứu khác cũng có ý tưởng đồ uống có đường trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Họ kết luận rằng nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn chưa thể loại trừ các yếu tố khác, chẳng hạn như béo phì, và cần phải nghiên cứu thêm.
Một nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa đồ uống có đường và bệnh tiểu đường so sánh dữ liệu về thói quen tiêu thụ nước ngọt có đường của 11.684 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 với 15.374 người không mắc bệnh tiểu đường. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ một hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người uống ít hơn một cốc mỗi tháng. Ngay cả khi lượng năng lượng nạp vào và chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính đến, những người uống nhiều soda vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Tuy nhiên, các tác giả cho rằng mối liên hệ này có thể là do ảnh hưởng đến việc tăng cân, cũng như tác động lên đường huyết của đồ uống có đường đồng thời gây ra sự tăng vọt nhanh chóng về glucose và insulin và gây ra kháng insulin.
3. Uống nhiều nước ngọt có đường ăn kiêng có tốt cho sức khoẻ không?
Trong khi một số nghiên cứu cho thấy đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong khi soda ăn kiêng thì không. Một số người xem chế độ ăn kiêng, ít đường hoặc nước ngọt không đường là một lựa chọn ít gây hại hơn.
Một nghiên cứu khác đã theo dõi thói quen uống nhiều nước ngọt có gas hoặc không có đường nhân tạo của hàng nghìn người và so sánh những người mắc bệnh tiểu đường với những người không mắc bệnh. Họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa đồ uống có đường nhân tạo và bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều bị thuyết phục bởi nước ngọt có đường ăn kiêng. Một nhà phê bình cho biết: việc tiêu thụ thường xuyên chất làm ngọt cường độ cao, có thể có tác động ngược lại với mong muốn. Nó có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất có thể góp phần gây ra bệnh tim, tiểu đường loại 2 và huyết áp cao.
Một tác hại tiềm tàng của đồ uống ngọt nhân tạo đối với việc kiểm soát đường huyết đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường là chất làm ngọt nhân tạo ngọt hơn đường khoảng 200 lần. Vị ngọt bổ sung này sau đó đánh lừa não làm giảm lượng đường trong máu, gây nguy cơ hạ đường huyết.
Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề dinh dưỡng, có thể để lại câu hỏi tại mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trên website. Câu hỏi sẽ được bác sĩ tư vấn và gửi tới Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết được tham khảo tại nguồn: medicalnewstoday.com, nhs.uk, webmd.com