Ung thư tuyến thượng thận là tình trạng xảy ra khi các tế bào bất thường hình thành hoặc di chuyển đến tuyến thượng thận, thường xảy ra ở lớp ngoài cùng của tuyến hay còn gọi là vỏ thượng thận. Bác sĩ làm gì để phát hiện và điều trị ung thư tuyến thượng thận?
1. Ung thư tuyến thượng thận có phát hiện sớm được không?
Cơ thể người có hai tuyến thượng thận, mỗi một tuyến nằm trên mỗi quả thận. Đây là một loại ung thư hiếm gặp và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn ở từ 40 đến 50 tuổi. Hiện nay rất khó để phát hiện ung thư tuyến thượng thận sớm và thường chỉ phát hiện khi khối u đã khá lớn.
Ung thư tuyến thượng thận ở trẻ em thường được phát hiện sớm hơn so với người lớn do ở trẻ em có nhiều khả năng tiết ra các hormone dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng để dễ phát hiện. Ví dụ, trẻ có thể phát triển các dấu hiệu của tuổi dậy thì khi chưa đến, các hormone giới tính được tạo ra sớm bởi các tế bào ung thư tuyến thượng thận.
Những khối u này đôi khi được vô tình phát hiện sớm ở người lớn, chẳng hạn chụp CT ổ bụng khi người bệnh mắc vấn đề sức khỏe khác.
2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận
Khám thực thể và tiền sử bệnh tật
- Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý ung thư tuyến thượng thận, bước đầu tiên thường là bác sĩ hỏi đầy đủ về tiền sử bệnh tật để tìm hiểu thêm về nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh. Bác sĩ sẽ muốn biết có ai trong gia đình bạn bị ung thư tuyến thượng thận hay bất kỳ loại ung thư nào khác không.
- Bác sĩ cũng có thể hỏi về hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt hoặc tình dục của bạn và về bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn đang gặp phải.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bụng của bạn để tìm dấu hiệu của khối u.
Chẩn đoán hình ảnh
- X-quang ngực: Có thể cho thấy nếu ung thư đã lan đến phổi và để xác định người bệnh nặng về phổi hoặc tim.
- Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các bộ phận của cơ thể, bác sĩ thực hiện kỹ thuật này để tìm khối u trong tuyến thượng thận và kiểm tra khối u trong gan nếu ung thư đã di căn. Nói chung, siêu âm không được sử dụng để tìm kiếm khối u tuyến thượng thận trừ khi người bệnh không được chụp CT.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho hình ảnh tuyến thượng thận khá rõ ràng và thường có thể xác nhận vị trí của ung thư. Bên cạnh đó, chụp CT cũng có thể giúp phát hiện ung thư đã di căn vào gan, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác hay chưa.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho thấy hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể. Nhưng chụp MRI sử dụng sóng radio và từ trường nam châm mạnh thay vì tia X do đó MRI cung cấp nhiều thông tin hơn chụp CT vì nó có thể phân biệt ung thư tuyến thượng thận với khối u lành tính. Chụp MRI đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra não và tủy sống. Ở những người nghi ngờ có khối u tuyến thượng thận, khi chụp MRI ở não, bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến yên. Khi người bệnh có u ở tuyến yên thì sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu tương tự như u tuyến thượng thận, do đó, bác sĩ sẽ phân biệt được bệnh u tuyến yên hay là u tuyến thượng thận.
- Các xét nghiệm khác:
- Thăm dò ổ bụng (laparoscopy): Một ống nội soi, mỏng, mềm dẻo có gắn máy quay video nhỏ ở đầu, được đưa vào qua một lỗ nhỏ ở bụng bệnh nhân để bác sĩ quan sát vị trí ung thư đang phát triển hay để giúp phát hiện ra sự lây lan xa cũng như các hạch bạch huyết phì đại. Phương pháp thăm dò ổ bụng có thể được thực hiện để giúp dự đoán liệu có thể loại bỏ hoàn toàn ung thư bằng phẫu thuật hay không. Ngoài ra, trong quá trình quan sát khối u tuyến thượng thận qua nội soi, đôi khi bác sĩ cũng có thể loại bỏ luôn khối u tuyến thượng thận lành tính có kích thước nhỏ thông qua dụng cụ này.
- Sinh thiết: Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể tìm thấy khối u, nhưng cách duy nhất để biết chắc chắn rằng khối u này là ung thư hay không thì cần phải có xét nghiệm
- Xét nghiệm hormone ở máu và nước tiểu: Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo mức độ hormone tuyến thượng thận rất quan trọng trong việc quyết định liệu một bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến thượng thận có mắc bệnh hay không. Đối với xét nghiệm nước tiểu, người bệnh được yêu cầu lấy tất cả nước tiểu trong vòng 24 giờ. Xét nghiệm máu và nước tiểu cũng quan trọng như xét nghiệm hình ảnh trong chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận. Các bác sĩ có thể chọn các xét nghiệm để chỉ định dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân. Nhưng thường thì các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone ngay cả khi không có triệu chứng của lượng hormone cao. Điều này là do các triệu chứng do lượng hormone bất thường có thể rất khó phát hiện và xét nghiệm máu có thể phát hiện ra những thay đổi này ngay cả trước khi các triệu chứng xảy ra.
- Xét nghiệm cortisol: Nồng độ cortisol được đo trong máu và trong nước tiểu. Nếu khối u tuyến thượng thận đang tạo ra cortisol thì chất này sẽ cao bất thường. Trước khi thực hiện xét nghiệm này, người bệnh được sử dụng thuốc dexamethasone, đây là một loại thuốc hoạt động như cortisol. Nếu người không có khối u tuyến thượng thận, dexamethasone sẽ làm giảm mức cortisol và các hormone tương tự. Nhưng nếu người bệnh có khối u vỏ thượng thận, nồng độ hormone cortisol sẽ vẫn tăng cao sau khi nhận dexamethasone. Nồng độ của một loại hormone khác được gọi là ACTH cũng được đo để giúp phân biệt khối u tuyến thượng thận với các bệnh khác có thể gây ra mức cortisol cao.
- Xét nghiệm aldosterone, androgen hoặc estrogen: Ở người bệnh có lượng aldosterone, androgen hoặc estrogen cao cho thấy có thể có khối u sản xuất ra các chất này.
3. Điều trị ung thư tuyến thượng thận
Điều trị ung thư tuyến thượng thận thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ tất cả các bệnh ung thư và một số phương pháp điều trị khác có thể được sử dụng để ngăn ngừa ung thư quay trở lại hoặc người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật.
- Phẫu thuật
Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ khối ung thư tuyến thượng thận. Để đạt được điều này, bác sĩ phải loại bỏ tất cả các phần của tuyến thượng thận bị ảnh hưởng.
Nếu các bác sĩ phẫu thuật tìm thấy ung thư đã lan đến các cơ quan gần đó, chẳng hạn như gan hoặc thận, thì một phần hoặc toàn bộ các cơ quan này cũng có thể được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị đôi khi được sử dụng sau phẫu thuật ung thư tuyến thượng thận để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Ngoài ra, tác dụng của xạ trị cũng có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm các triệu chứng của ung thư khi đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương.
- Hóa trị
Hóa trị sử dụng thuốc sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với người bệnh ung thư tuyến thượng thận không thực hiện được bằng bằng phẫu thuật hoặc đã điều trị ung thư tuyến thượng thận di căn thì hóa trị liệu có thể là một lựa chọn để làm chậm lại tiến triển của ung thư.
Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng những gói sàng lọc ung thư nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, rút ngắn thời gian điều trị, giảm gánh nặng kinh tế và tối đa khả năng khỏi bệnh cho khách hàng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, Cancer.org, Webmd.com