Một trong những tác dụng phụ của điều trị ung thư phụ khoa nói riêng chính là phù bạch huyết. Tình trạng này chính do tích tụ dịch bạch huyết quá mức ở các khoang trong cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời phù bạch huyết có thể gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh.
1. Đặc điểm của phù bạch huyết
Phù bạch huyết xảy ra khi tình trạng dịch bạch huyết không thoát ra ngoài đúng cách đồng thời có thể tích tụ trong các mô và gây ra triệu chứng phù nề, sưng tấy. Tình trạng này có thể do một phần của hệ thống bạch huyết bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, chẳng hạn như khi phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết hoặc quá trình xạ trị. Ung thư làm tắc nghẽn mạch bạch huyết và gây ra phù hạch bạch huyết.
Phù bạch huyết được xem như tác dụng phụ khi điều trị ung thư vùng phụ khoa. Phù bạch huyết thường gây ra ảnh hưởng đến cánh tay và chân của người bệnh, tuy nhiên cũng có thể tác động đến các bộ phận khác của cơ thể chẳng hạn như đầu hoặc cổ. Người bệnh thường cảm thấy các triệu chứng phù bạch huyết ở phần cơ thể đã được thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị. Tuy nhiên, triệu chứng sưng phù thường phát triển chậm theo thời gian sau khi điều trị ung thư phụ khoa.
2. Các triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng phù bạch huyết
Những người bị phù bạch huyết ở các vị trí tay và chân thường có các dấu hiệu như:
- Sưng tấy bắt đầu ở tay và chân
- Có cảm giác nặng ở tay và chân
- Cảm thiếu yếu hoặc giảm linh hoạt các chi
- Cảm thấy chật khi đeo nhẫn, đồng hồ hoặc quần áo có thể chật hơn so với bình thường.
- Da bị căng bóng, ấm hoặc có thể xuất hiện đỏ da
- Độ đàn hồi của da bị giảm, da có thể không lõm khi bị đè, ép hoặc da quá cứng
- Da bị sần sùi trông giống vỏ cảm
Những người bị phù bạch huyết ở đầu và cổ bao gồm các dấu hiệu:
- Mặt sưng, mặt, môi, cổ hoặc vùng dưới cằm cũng sưng lên
- Có cảm giác khó chịu cũng như chật chội ở các vùng bị ảnh hưởng
- Người bệnh có thể khó thực hiện xoay cổ, cử động hàm hoặc vai
- Xuất hiện tình trạng xơ hoá ở cổ và da mặt
- Giảm thị lực vì bị sưng mí mắt
- Khó nuốt hoặc khó nói hoặc khó thở
- Nước bọt có thể bị chảy hoặc hay làm rơi thức ăn ở trong miệng
Các triệu chứng cũng như dấu hiệu của phù bạch huyết có thể tiến triển từ từ và không phải với tất cả mọi người bệnh. Có thể với một số trường hợp các dấu hiệu phát ra chỉ là duy nhất cảm giác nặng hoặc đau cánh tay, chân. Nhưng cũng có trường hợp phát ra đột ngột và kết hợp nhiều triệu chứng.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng phù bạch huyết
Tình trạng phù bạch huyết thường do tác dụng lâu dài có thể được dự đoán trong một số phương pháp điều trị ung thư phụ khoa. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra phù bạch huyết thường bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ bạch huyết chẳng hạn như phẫu thuật ung thư vú sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc nhiều hạch bạch huyết ở trong hố nách. Vì thế sẽ làm cho phù bạch huyết xuất hiện ở vị trí cánh tay.
- Quá trình xạ trị hoặc viêm, gây sẹo ở hạch bạch huyết và mạch máu
- Sự tắc nghẽn của hạch bạch huyết hoặc các mạch máu do ung thư gây ra.
Nguy cơ bị phù bạch huyết sẽ tăng tỷ lệ thuận với số lượng bạch huyết đang có cùng với các mạch máu bị cắt bỏ hoặc tổn thương trong quá trình điều trị ung thư hoặc thực hiện quá trình sinh thiết. Đôi khi phù bạch huyết sẽ không liên quan đến ung thư hoặc điều trị ung thư chẳng hạn như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, hoặc một số bệnh lý khác...
4. Chẩn đoán tình trạng phù bạch huyết
Với tình trạng phù bạch huyết bác sĩ có thể xác định bằng cách thăm khám các phần của cơ thể bị phù. Tuy nhiên, với một số trường hợp khó nhận định có thể cần được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác đồng thời lên kế hoạch điều trị hoặc loại trừ các nguyên nhân gây phù bạch huyết.
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định trong quá trình chẩn đoán phù bạch huyết:
- Đo phần cơ thể bị phù bằng thước dây để xác định diện tích phù
- Tính thể tích dịch hình thành bằng cách để tay hoặc chân bị sưng phù vào bể nước
- Chụp ảnh khoả sát toàn bộ hệ bạch huyết,
- Theo dõi dòng chảy của dịch bạch huyết bằng siêu âm và xét nghiệm này sử dụng sóng âm để ghi nhận hình ảnh trong cơ quan nội tạng và chất dịch trong cơ thể.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để chỉ ra vị trí và kiểu tắc nghẽn của dòng bạch huyết, đồng thời khảo sát cả tình trạng khối u.
Ngoài ra còn có một số xét nghiệm khác được thực hiện cho tình trạng phù bạch huyết như đo thể tích bừng quan điện tử, đo phổ trở kháng sinh học....
Việc thực hiện loại trừ các bệnh lý gây ra triệu chứng sưng, phù khá quan trọng. Vì vậy nếu trường hợp khó phát hiện bác sĩ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm giúp loại trừ các bệnh như tim mạch, nhiễm trùng, xơ gan, suy thận, hoặc các phản ứng dị ứng.
5. Điều trị phù bạch huyết và một số biện pháp kiểm soát tình trạng này
Bản chất của điều trị phù bạch huyết là làm giảm tác dụng phụ hay chăm sóc giảm nhẹ tình trạng của người bệnh sau điều trị ung thư. Từ đó giúp giảm sưng, hạn chế bệnh tiến triển nặng, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng, cải thiện ngoại hình và quan trọng là cải thiện khả năng hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù hiện nay điều trị có thể kiểm soát được tình trạng phù nhưng không có phương pháp nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy với mỗi cá nhân người bệnh thì bác sĩ điều trị sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp,chẳng hạn như:
- Dẫn lưu phù bạch huyết bằng tay. Kỹ thuật này khá đặc biệt và được xem như hình thức mát xa da nhẹ nhàng giúp cho dịch bạch huyết di chuyển lại vào trong mạch máu. Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm được tình trạng sưng phù.
- Tập thể dục với việc giúp cải thiện được dòng chảy hệ bạch huyết và làm khỏe mạnh lại cơ bắp. Các chuyên gia về điều trị phù bạch huyết sẽ hướng dẫn cho người bệnh thực hiện các bài tập cụ thể để cải thiện khả năng hoạt động. Khi bắt đầu tập luyện cần có sự theo dõi sát sao của các bộ y tế.
- Liệu pháp giảm phù toàn diện với phương pháp giảm phù hỗn hợp và kết hợp với chăm sóc da, dẫn lưu phù bạch huyết bằng tay, tập thể dục và ép nén. Để thực hiện phương pháp này cần hỗ trợ từ cán bộ y tế
- Chăm sóc da. Do khi bị phù bạch huyết có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng vì vậy những khu vực bị ảnh hưởng nên được làm sạch giữ ẩm và thực hiện các cách để cho da được khỏe mạnh. Người bệnh có thể thực hiện bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để tránh da bị nứt nẻ...
- Thực hiện trị liệu bằng laser liều thấp có thể giảm tác dụng phụ của phù bạch huyết sau phẫu thuật ung thư vú, đặc biệt ở cánh tay.
Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ phù bạch huyết sau điều trị ung thư
Duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh nên duy trì mức cân nặng hợp lý và ổn định, tránh trường hợp cân nặng lên xuống thất thường.
- Thay đổi tư tế trong sinh hoạt. Người bệnh không nên ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế
- Mặc quần áo rộng giúp người bệnh không xuất hiện tình trạng ứ dịch
- Hạn chế ở những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh trong một thời gian dài.
Tốt nhất trong quá trình điều trị ung thư nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định kịp thời. Tránh để lâu bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.