Ung thư phổi ở phụ nữ thường bị quy chụp là do hành vi hút thuốc gây ra và cũng chính suy nghĩ này đã đẩy những bệnh nhân ung thư phổi vào tình trạng bị kỳ thị bởi những người xung quanh.
1. Ung thư phổi ở phụ nữ
Ở châu Á, khoảng 60% đến 80 % phụ nữ bị ung thư phổi là những người không hút thuốc. Mặc dù hút thuốc có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn và việc ngừng hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lên đến 90%. Thực tế, nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi nhưng họ chưa bao giờ hút thuốc.
Đa số mọi người thường nghĩ rằng những người sống với căn bệnh ung thư phổi là do họ tự chuốc lấy, không có gì phải phàn nàn. Điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến họ vào thời điểm họ cần được hỗ trợ nhiều hơn bao giờ hết.
2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi đối với người không hút thuốc
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi ở phụ nữ, bao gồm:
- Hút thuốc lá thụ động, tức là những người không hút thuốc nhưng có nguy cơ hít phải khói thuốc của người khác. Sống với người hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên khoảng 20-30%.
- Tiếp xúc với Amiăng (asbestos) và các chất độc khác: Những người đã tiếp xúc với amiăng (theo truyền thống được sử dụng trong vật liệu xây dựng) và các chất độc khác như radon (một loại khí phóng xạ được sử dụng trong ngành khai thác) có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn.
- Tuổi tác: Nguy cơ phát triển ung thư phổi ở phụ nữ tăng lên khi già đi. Hầu hết các bệnh ung thư phổi được chẩn đoán ở những người trên 60 tuổi.
- Tiền sử bệnh: Những người có tiền sử bệnh phổi như khí phế thũng hoặc xơ phổi có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
3. Sự kỳ thị ảnh hưởng đến phụ nữ bị ung thư phổi như thế nào?
Trước khi bạn đánh giá một ai đó về căn bệnh ung thư mà họ mắc phải, điều quan trọng là phải hiểu những thách thức mà người đó có thể phải đối mặt từ xã hội, từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và từ chính họ. Cảm giác tội lỗi và xấu hổ liên quan đến chẩn đoán ung thư phổi có thể khiến phụ nữ trì hoãn việc gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe sớm, đồng nghĩa là họ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở những giai đoạn nặng hơn và cơ hội sống sót thấp hơn.
Một nghiên cứu của Úc gần đây cho thấy 50% người bị ung thư phổi gặp phải tình trạng đau khổ, lo lắng và trầm cảm và điều này có thể ảnh hưởng xấu đi chất lượng cuộc sống của họ. Những người bị ung thư phổi là đối tượng xứng đáng được hỗ trợ và điều trị chất lượng hơn bất kỳ ai khác bị ảnh hưởng bởi ung thư.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: health.harvard.edu, iconcancercentre.sg
Video đề xuất:
Phổi có nhiệm vụ gì?