Ung thư tái phát có thể là trải nghiệm khá phổ biến đối mà nhiều bệnh nhân ung thư đã từng gặp phải. Đây cũng chính là nỗi lo lắng, sợ hãi thường trực của người bệnh. Làm thế nào để người bệnh đối mặt và vượt qua được nỗi sợ hãi này. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
1. Tái phát là gì? Khi nào ung thư tái phát?
Tái phát là sự trở lại của bệnh ung thư ở vị trí ban đầu hoặc một nơi khác trong cơ thể được gọi là di căn. Cũng có thể có một bệnh ung thư mới, không liên quan được chẩn đoán ở bộ phận khác của cơ thể.
Mục tiêu của liệu pháp điều trị ung thư là loại bỏ hoặc tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư trong cơ thể thông qua bức xạ hoặc hóa trị. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp không may với một số tế bào có thể bị bỏ lại và tái xuất hiện sau đó khi tái phát hoặc di căn.
Theo các nghiên cứu cho biết nguy cơ tái phát ung thư sẽ tuỳ thuộc vào mỗi loại bệnh ung thư cũng như cơ địa của mỗi người. Có thể tỷ lệ tái phát ung thư này lại cao hơn so với loại khác và còn phụ thuộc vào cả thời gian, giai đoạn phát hiện bệnh, thậm chí cả kết quả của các phương pháp đã từng điều trị trước đó. Mặc dù ngày nay, các nhà nghiên cứu nhận định chưa có một công cụ nào có thể giúp chẩn đoán chính xác thời gian tái phát ung thư, nhưng việc tầm soát cũng như tái khám định kỳ của người bệnh đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Nếu trường hợp có nghi ngờ ung thư tái phát thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật cần thiết.
2. Một số lo lắng và sợ hãi mà bệnh nhân ung thư thường gặp
Thông thường, các liên quan đến việc phát hiện khả năng ung thư tái phát như thu thập kết quả chụp PET... có thể gây lo lắng, bồn chồn, hồi hộp cho người bệnh. Một trong số những lo lắng mà người bệnh phải đối mặt đó là phải thực hiện hoá trị và điều trị lại tất cả. Sau khi trải qua các phương pháp điều trị chuyên sâu thì hầu hết người bệnh đều hy vọng có thể trở về cuộc sống bình thường. Nhưng kết quả đôi khi lại không như ý muốn.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có một nỗi sợ khác chính là liệu ung thư có tái phát mạnh hơn không và phương pháp điều trị tiếp theo có mang lại hiệu quả hay không. Hơn nữa, một số người nhạy cảm còn có thể sợ hãi khi nghĩ về cái chết và điều này có ý nghĩa gì đối với bản thân họ cũng như những người thân của họ.
3. Một số giải pháp giúp người bệnh giảm lo lắng và đối mặt với tái phát ung thư
Sự lo lắng và sợ hãi của người bệnh ung thư khiến cho tinh thần và sức khỏe bị giảm sút. Vì vậy, những người mắc ung thư nên có giải pháp sống chung và đối diện với bệnh tật là cách vượt qua nó.
Một số giải pháp giúp người bệnh giảm lo lắng và đối mặt với tái phát ung thư:
- Chia sẻ nỗi sợ hãi tái phát ung thư giúp giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho người bệnh. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy, nhiều người mắc bệnh ung thư nhưng không muốn chia sẻ, mà vẫn cố gắng giấu nỗi sợ hãi, lo lắng. Điều này sẽ khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái tồi tệ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ràng bệnh nhân ung thư không nên suy tư lo lắng một mình. Bởi vì nhiều bệnh nhân đã vượt qua được liệu trình ung thư nhờ vào sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc một nhóm hỗ trợ khác.
- Người bệnh có thể tham gia vào nhóm bạn bè, nhóm hỗ trợ để có thể trao đổi và chia sẻ những điều mà họ có thể cảm thấy khó nói với người thân.
- Người bệnh không nên phớt lờ nỗi sợ hãi. Khi người bệnh tự nhủ với bản thân không lo lắng, chỉ trích bản thân và việc chấp nhận nỗi sợ hãi, tập trung vào cách điều chỉnh sự lo lắng có thể khiến cho tâm trạng của người bệnh trở nên tốt hơn. Những lo lắng này có thể tăng lên ở thời điểm đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để họ có thể giúp bản thân bạn tìm ra nỗi sợ hãi và trải qua nó.
- Giảm tình trạng căng thẳng: Người bệnh nên tìm mọi cách để có thể quản lý được căng thẳng của bản thân. Từ đó, sẽ giúp giảm mức độ lo lắng và cảm thấy tâm trạng được cải thiện nhiều hơn. Chằng hạn như dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè, tập trung thực hiện các sở thích của bản thân hoặc các hoạt động mà người bệnh cảm thấy thích thú, có thể thực hiện đi bộ, thiền, tập thể dục hoặc đọc một cuốn sách vui, xem một bộ phim hài hước...
- Người bệnh nên lựa chọn thói quen và lối sống lành mạnh, chẳng hạn như thói quen ăn lành mạnh với các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời có một kế hoạch luyện tập thể thao đều đặn, chăm chút chất lượng giấc ngủ... Thực hiện được những hoạt động này có thể giúp cho người bệnh cảm thấy tốt hơn cả về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn,...
4. Khi nào người bệnh ung thư cần sự trợ giúp từ chuyên gia y tế và người thân?
Dấu hiệu cho thấy người bệnh ung thư cần sự trợ giúp để có thể thoát ra khỏi tâm trạng sợ hãi tái phát ung thư bao gồm:
- Người bệnh cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn cản trở mọi mối quan hệ cũng như hoạt động hàng ngày.
- Người bệnh luôn chìm trong cảm giác vô vọng về tương lai.
- Người bệnh luôn cảm thấy khó ngủ và ăn uống kém.
- Người bệnh không có hứng thú tham gia các hoạt động với người thân và bạn bè.
- Người bệnh cảm thấy không còn gì để mong đợi cho tương lai.
Việc nói chuyện với chuyên gia sẽ giúp khám phá nhu cầu của người bệnh cũng như cách đối phó và các nguồn lực cùng với điều kiện trước đây thực hiện chưa hiệu quả. Từ đó có thể giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng thực tế. Thêm vào đó các chuyên gia có thể cung cấp cho người bệnh một số kỹ năng và thực hành giúp để đối phó với nỗi sợ và lo lắng tình trạng tái phát ung thư. Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian để thay đổi chứ không thể ngay lập tức. Được hỗ trợ từ các chuyên gia y tế có thể không loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi cho người bệnh nhưng thông qua quá trình này người bệnh sẽ được trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng xử lý tốt hơn với bệnh tật.
Người thân trong gia đình có thể hỗ trợ người bệnh bằng việc thấu hiểu nỗi sợ hãi của họ. Một trong những việc có thể giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi là lắng nghe cảm nhận của người bệnh, chia sẻ với họ những lo lắng để họ cảm thấy yên tâm hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: oncolink.org