U sọ hầu là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh u sọ hầu thường xuất hiện với biểu hiện bất thường về thần kinh, thị lực... Nhiều người lo lắng không biết liệu các khối u sọ này có nguy hiểm như bệnh ung thư hay không?

1. Thế nào là u sọ hầu?

U sọ hầu là các khối u phát triển ở vị trí gần với tuyến yên và thường sát với xương sọ. Khối u này thường có cấu trúc đặc và được hình thành từ các mảng canxi và dung dịch, đôi khi chứa đầy dịch.

Về lý thuyết, u sọ hầu là khối u lành tính khá hiếm gặp ở não. Tuy nhiên, do khối u phát triển ở vị trí gần tuyến yên nên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này, gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác vì tuyến yên là nơi sản xuất ra hormone cho các hoạt động.

Các khối u sọ hầu gặp nhiều ở trẻ em (chiếm khoảng 50%) và không có sự phân biệt về giới tính (tỷ lệ mắc bệnh giữa bé trai và bé gái tương đương nhau). Đặc biệt, bệnh rất thường xuất hiện ở nhóm trẻ em từ 5 đến 14 tuổi.


Bệnh u sọ hầu thường gặp ở trẻ em
Bệnh u sọ hầu thường gặp ở trẻ em

2. U sọ hầu có nguy hiểm không?

Câu trả lời phụ thuộc vào vị trí hình thành của khối u sọ hầu. Nếu vị trí xuất hiện của u sọ hầu là tại các vị trí nguy hiểm (như động mạch máu lớn) trong não bộ, các bác sĩ sẽ không thể cắt bỏ. Điều này dẫn đến sự tái phát bệnh nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

3. Các triệu chứng của bệnh u sọ hầu

Sau khi tìm hiểu u sọ hầu là gì, việc biết rõ những dấu hiệu của bệnh là cần thiết để phát hiện sớm bệnh.

Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, khối u có sự phát triển khá chậm. Hầu hết bệnh nhân đều chỉ phát triệu chứng rõ nét khi khối u đã phát triển sau 1 – 2 năm.

Tùy theo vị trí của u sọ hầu, các triệu chứng trên các bệnh nhân khác nhau có thể khác nhau. Điểm chung rõ ràng và phổ biến nhất là hiện tượng đau đầu, suy giảm một phần thị lực...

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác:

  • Mất ngủ thường xuyên.
  • Có sự thay đổi bất thường trong hành vi, thái độ và tâm trạng.
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn mửa đặc biệt nhiều vào bữa sáng.
  • Rối loạn thăng bằng của cơ thể...
  • Một số trường hợp bệnh nhân có khối u lớn có thể xảy ra trầm cảm, mất trí nhớ, hôn mê...

Trầm cảm thường gặp ở bệnh nhân có khối u lớn
Trầm cảm thường gặp ở bệnh nhân có khối u lớn

4. Tổng hợp cách điều trị bệnh u sọ hầu

Với sự phát triển của Y học hiện đại, hiện nay đã xuất hiện nhiều cách điều trị bệnh u sọ hầu, trong đó một số phương pháp sau là phổ biến.

4.1 Phẫu thuật

Các bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ toàn bộ khối u khi thực hiện phẫu thuật. Tùy theo vị trí cũng như kích thước của khối u mà bác sĩ sẽ có những phương thức phẫu thuật khác nhau như mở sọ, phẫu thuật qua đường xương bướm...

Tuy nhiên, các khối u sọ hầu thường có cấu trúc tương đối phức tạp, do đó, để đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn khối u. Lúc này, việc áp dụng các phương pháp điều trị khác sẽ được tiến hành, bao gồm xạ trị - xạ phẫu, dùng hóa chất...

4.2 Xạ trị - xạ phẫu

Thường được áp dụng để điều trị các u sọ hầu sau khi tiến hành phẫu thuật không hoàn toàn. Các bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia với mức năng lượng cao (như Proton, tia X)... để tiêu diệt khối u sọ.

Sự ra đời của hệ thống máy móc hiện đại cùng các kỹ thuật tiên tiến như IMRT, VMAT, xạ trị proton, xạ phẫu... đã hỗ trợ đắc lực cho tiến trình điều trị chính xác khối u, đồng thời giảm thiểu sự ảnh hưởng đến vùng mô lành xung quanh đến mức tối thiểu.

4.3 Hóa trị

Sử dụng hóa chất để tác động lên khối u. Các hóa chất thường được dùng là Paclitaxel, Carboplatin... đã được chứng minh là có thể kéo dài thời gian sống nếu kết hợp tốt với phương pháp phẫu thuật và xạ trị. Một điểm mạnh khác của phương pháp này là thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào khối u, vì vậy rất ít tổn hại đến vùng mô lành xung quanh khối u...


Hóa trị là phương pháp điều trị u sọ hầu
Hóa trị là phương pháp điều trị u sọ hầu

4.4 Điều trị trúng đích

Hầu như mọi trường hợp u nhú sọ hầu đều có sự hiện diện của đột biến gen BRAF. Vì vậy, cách điều trị bệnh u sọ hầu được lựa chọn lúc này là điều trị đích với cơ sở là đột biến gen.

5. Một số lời khuyên hạn chế bệnh u sọ hầu tiến triển

Sau khi tiến hành điều trị, thông thường, nếu như không loại bỏ dứt điểm khối u, việc tái phát bệnh là hoàn toàn có thể. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ và chụp cộng hưởng từ u sọ hầu MRI để xác định rõ tình trạng khối u.

Cùng với đó, cần duy trì một số thói quen sinh hoạt sau để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.
  • Giữ tinh thần lạc quan, hạn chế rượu bia và các chất kích thích...

Với những vấn đề liên quan đến bệnh u sọ hầu được đề cập trong bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm kiến thức tổng quát hơn về loại bệnh này. Về cơ bản, đây là bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm nhưng vẫn cần được phát hiện và điều trị để đảm bảo chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe