Trường hợp nào không nên dùng men tiêu hóa?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Men tiêu hóa là tên gọi chung của nhóm thuốc đóng vai trò tương tự như các men trong đường ruột của con người. Chúng rất cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa ở những người bị thiếu hụt các men do bệnh lý hay cả sinh lý. Cũng như các loại thuốc khác, việc sử dụng men tiêu hóa cần phải đúng chỉ định. Tuy nhiên dùng men tiêu hóa đúng cách như thế nào, những trường hợp nào không nên dùng men tiêu hóa... thì không phải ai cũng nắm rõ.

1. Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa là các chất hóa học do cơ thể bài tiết vào đường ruột, đóng vai trò trong phân cắt thức ăn thành phân tử nhỏ, dễ hấp thụ. Giới chuyên môn thường gọi quen thuộc dưới tên là enzyme. Mỗi loại enzyme khác nhau sẽ do từng cơ quan khác nhau sản xuất ra, có tác dụng chuyển hóa từng chất hóa học chuyên biệt trong thức ăn. Các chất cơ bản đó là chất đường bột (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), được chuyển hóa là nhờ vào hệ men tiêu hóa từ tuyến nước bọt, cửa ngõ đầu tiên của con đường này, kế tiếp là gan, tụy và dịch ruột.

Một điều cần phân biệt rõ ràng là men tiêu hóa hoàn toàn khác với men vi sinh. Men vi sinh là các bào tử vi trùng có ích cộng sinh tại đường ruột, được sản xuất đông khô, khi uống vào sẽ làm phong phú thêm hệ vi sinh thường trú, trong khi men tiêu hóa là các hợp chất hóa học thực thụ được tổng hợp nhân tạo.

Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?

Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật.

2. Vai trò của men tiêu hóa

Chức năng cốt lõi của các enzyme là chia cắt khối thức ăn thành các phân tử hóa học tương ứng, từ đó dễ hấp thu qua thành ruột, vào máu và đi nuôi cơ thể. Chính vì thế, dù với loại nào, men tiêu hóa được sản xuất ra trong lĩnh vực Y khoa cũng có chức năng chung là dùng để tái lập chức năng đó khi hệ tiêu hóa không còn đảm bảo được vai trò này.

Cụ thể là chất đường bột từ gạo, bột, bánh, mì sẽ được enzyme chianhỏ thành phân tử đường đơn; tương tự như vậy, chất đạm trong thịt, cá, trứng, sữa thành các axit amin, chất béo thành các axit béo để cơ thể dễ hấp thu. Như vậy, nếu như không có men tiêu hóa nhân tạo thay thế, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể sẽ không còn được đảm bảo nữa. Cơ thể sẽ trở nên gầy mòn, suy yếu và dễ mắc bệnh tật.


Men tiêu hóa giúp chia cắt thức ăn để dễ hấp thu hơn
Men tiêu hóa giúp chia cắt thức ăn để dễ hấp thu hơn

3. Những trường hợp không nên dùng men tiêu hóa

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, men tiêu hóa cũng là một loại thuốc, việc sử dụng men tiêu hóa cần tuân thủ đúng chỉ định riêng biệt cho đối tượng người lớn và cả trẻ em, và tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Chính vì vậy, những trường hợp dùng men tiêu hóa không đúng chỉ định thì có thể không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn có thể gây nguy hại.

Trong đó, một điều cơ bản nhất là không dùng men tiêu hóa ở các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính tại đường ruột là viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm tụy. Bởi lẽ, các bệnh nhân này hoàn toàn không có sự thiếu hụt men để phải bổ sung từ bên ngoài mà thậm chí còn đang có hiện tượng bài tiết enzyme quá mức, làm tổn thương cả chính nhu mô ruột của cơ thể. Việc dùng men tiêu hóa với người đang bị chứng tăng tiết axit dạ dày, đang viêm tụy cấp chắc chắn càng làm bệnh tình trở nên nặng nề hơn. Thực thế là trong các bệnh cảnh này, bệnh nhân cần phải nhịn ăn hoặc ăn thực phẩm dễ tiêu, điều trị bằng các loại thuốc ức chế bài tiết đường ruột, giúp hệ tiêu hóa tạm thời được nghỉ ngơi, giảm thiểu tổn thương.

Bên cạnh đó, sự tham gia của men tiêu hóa là để hỗ trợ quá trình phân giải thức ăn, vì vậy sẽ không còn gì ý nghĩa nếu chúng ta dùng men tiêu hóa nhưng lại nhịn ăn hay bỏ bữa, ăn kiêng khem quá mức. Lúc này, khi không có sự hiện diện của các khối thức ăn trong đường ruột nhưng hệ men đã được hoạt hóa, chúng sẽ tiêu hóa chính cơ thể của mình. Cụ thể là nồng độ axit trong lòng dạ dày, men gan, men tụy trong lòng tá tràng tăng cao quá mức, vượt quá khả năng tự bảo vệ của thành ruột sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương dạng viêm, bào mòn. Về lâu ngày, sang thương sẽ tiến triển dần đến loét và thủng, gây cơn đau bụng kiểu ngoại khoa dữ dội, buộc người bệnh phải đến bệnh viện và đôi khi cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu.

Chính vì thế, khi dùng men tiêu hóa, tuyệt đối không được uống trước bữa ăn, cũng không nên dùng quá muộn sau bữa ăn. Đồng thời, việc dùng men tiêu hóa kéo dài khi không có bằng chứng suy giảm nồng độ các enzyme của các hệ cơ quan là điều cần cảnh báo.

4. Nên dùng men tiêu hóa khi nào?


Men tiêu hóa cần thiết cho các đối tượng có bằng chứng của thiếu hụt các loại enzyme trong đường ruột
Men tiêu hóa cần thiết cho các đối tượng có bằng chứng của thiếu hụt các loại enzyme trong đường ruột

Như đã nói, men tiêu hóa sẽ cần thiết cho các đối tượng có bằng chứng của thiếu hụt các loại enzyme trong đường ruột. Trong đó, đặc biệt thích hợp là các bệnh nhân bị xơ hóa hay tổn thương vĩnh viễn các tuyến nước bọt, bị xơ gan, cắt túi mật, viêm tụy mạn, hội chứng ruột ngắn...

Ngành Dược đã làm ra các chế phẩm của men tiêu hóa dưới dạng thuốc viên hay ống thuốc nước, chứa thành phần enzyme được tổng hợp nhân tạo, mô phỏng tương tự như hoạt động tiêu hóa sinh lý trong thực tế. Từ đó, men tiêu hóa đưa từ ngoài vào sẽ giúp người bệnh tăng tốc độ tiêu thụ thức ăn, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và cũng giúp phần nào cải thiện chứng đầy hơi, biếng ăn, ăn chậm tiêu, suy dinh dưỡng... Lưu ý là khi bổ sung các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa dạng men, cần uống kèm sau một bữa ăn chính, đa dạng các loại thức ăn, giàu dưỡng chất. Nếu được như vậy, men tiêu hóa sẽ có cơ hội được phát huy tác dụng tốt nhất.

Tất cả những đối tượng bị rối loạn hoạt động tiết men tiêu hóa như nêu trên, kể cả đối tượng là trẻ em, đều có thể dùng được men tiêu hóa. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng mà luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đôi khi người bệnh chỉ cần một loại men chuyên biệt nào đó thay vì cả hệ men với nhiều loại khác nhau, hoặc có khi người bệnh chỉ cần hỗ trợ một thời gian trong lúc chờ cơ quan hồi phục hay cần phải dùng thay thế suốt đời.

Vậy nên, chỉ nên dùng men tiêu hóa khi thật cần thiết để tránh lệ thuộc và với liều lượng vừa đủ, không thiếu lẫn không dư thừa. Nếu dùng men tiêu hóa tùy tiện trong thời gian dài, khả năng các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh sẽ bị ức chế hoặc nồng độ men quá cao dễ làm tổn thương cơ quan. Thông thường, thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày.

Tóm lại, men tiêu hóa là các enzyme tổng hợp bổ sung từ bên ngoài có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn. Vì đây cũng là một dạng thuốc nên không tùy tiện sử dụng khi không có ý kiến bác sĩ, tránh tác dụng phụ đáng tiếc. Cần nắm vững đối tượng nên và không nên dùng, dùng men tiêu hóa thế nào cho đúng cách để sản phẩm này thực sự đem lại tác dụng tốt, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ những bữa ăn hàng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MENPEPTINE ENZYME

  • Hỗ trợ bổ sung enzyme tiêu hóa
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Enzym

>> Xem chi tiết sản phẩm tại menpeptine.com

Thành phần

Papain (chiết xuất từ đu đủ), Alpha Amylase, Bromelain (Chiết xuất từ dứa), Simethicone

Đối tượng sử dụng

Dành cho người tiêu hóa kém, đầy hơi, chướng bụng

Công dụng

  • Bổ sung enzym tiêu hóa cho cơ thể
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do tiêu hóa kém

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Mediphar USA

Điện thoại: 0903893866

Website: medipharusa.com

(XNQC số 1647/2021/XNQC-ATTP)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe