Thận trọng khi dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thông thường trẻ sơ sinh khi bị sốt, ho, sổ mũi, viêm họng thường được cho dùng kháng sinh. Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh khiến nhiều cha mẹ lo sợ vì trẻ còn quá nhỏ. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh không, khi dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh cần thận trọng và lưu ý những gì?

1. Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có một tác dụng khác nhau trên tưng loại vi khuẩn. Đây là loại thuốc không thể tùy tiện sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Thuốc cần được sử dụng đúng liều, đúng bệnh nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ như: Tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, khó tiêu... nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh...

2. Khi nào cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh?

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, ho, sổ mũi,... đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc siêu vi gây ra). Nếu trẻ bị bệnh là do nhiễm siêu vi thì không thể điều trị bằng kháng sinh. Đối với trẻ sơ sinh, kháng sinh chỉ nên được dùng khi trẻ bị bệnh do vi khuẩn (có bằng chứng nhiễm khuẩn) hoặc trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Một số trường hợp bệnh lý do vi khuẩn gây ra và có thể cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh để điều trị, đó là:

Tuy nhiên, trước khi chỉ định cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, từ đó có định hướng điều trị bằng kháng sinh hiệu quả hơn.


Trẻ bị viêm phổi có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh
Trẻ bị viêm phổi có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh

3. Thận trọng khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh

Trong thăm khám và điều trị, việc cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh luôn được các bác sĩ nhi khoa cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế những tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Tùy vào tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng loại kháng sinh khác nhau với liều dùng phù hợp với tình trạng, độ tuổi, thể trạng và cân nặng của trẻ để làm giảm đến mức tối thiểu các tác dụng không mong muốn. Khi có chỉ định dùng kháng sinh tức là trẻ cần phải được sử dụng để điều trị tình trạng bệnh lý cụ thể, kể cả trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh cần thận trọng và lưu ý như sau:

  • Khi trẻ bị nhiễm khuẩn và dùng nhiều loại kháng sinh cùng lúc, không trộn lẫn các loại kháng sinh với nhau khi dùng.
  • Ngưng sử dụng khi không có bằng chứng chứng minh trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường gì sau khi dùng thuốc kháng sinh thì cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường gì sau khi dùng thuốc kháng sinh thì cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện
  • Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm vì có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh.
  • Nếu cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh sau 72 giờ mà tình trạng bệnh không cải thiện, trẻ cần được tái khám để đánh giá lại chẩn đoán, đồng thời cân nhắc thay đổi loại kháng sinh phù hợp.
  • Với những loại kháng sinh có độc tính cao (như Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone) cần thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
  • Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể, tránh tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc.

4. Hậu quả của việc cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi

  • Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm vì có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh.
  • Nếu cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh sau 72 giờ mà tình trạng bệnh không cải thiện, trẻ cần được tái khám để đánh giá lại chẩn đoán, đồng thời cân nhắc thay đổi loại kháng sinh phù hợp.
  • Với những loại kháng sinh có độc tính cao (như Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone) cần thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
  • Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể, tránh tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc.

Tình trạng kháng kháng sinh đang xảy ra rất phổ biến và khó kiểm soát
Tình trạng kháng kháng sinh đang xảy ra rất phổ biến và khó kiểm soát
  • Kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể: Ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh sớm hoặc lạm dụng cũng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Đó là những vi khuẩn có nhiệm vụ tạo môi trường cân bằng trong cơ thể để ngăn cản vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh, từ đó khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh đúng cách và kịp thời sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe