Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Từ xưa đến nay, gạo đã được xem là một loại ngũ cốc được lựa chọn phổ biến làm thức ăn dặm đầu tiên của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, gạo chế biến thành cơm đòi hỏi có một cách thức phù hợp mới trở thành thức ăn đặc lành mạnh cho trẻ sơ sinh. Vậy nên cho bé ăn cơm nát khi nào, trẻ 9 tháng ăn cơm được chưa, gạo nấu chín như thế nào là an toàn cho trẻ... là những điều cha mẹ thường băn khoăn.
1. Khi nào bé có thể ăn cơm?
Trước khi cha mẹ muốn giới thiệu bất kỳ loại thức ăn đặc nào cho bé, kể cả cơm đã nấu chín nghiền nát, bé cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định. Theo đó, một em bé khi đã sẵn sàng tiếp nhận thức ăn đặc sẽ có các khả năng tối thiểu sau đây:
- Có thể ngồi thẳng lưng mà không cần hỗ trợ.
- Có phản xạ thè lưỡi để đưa thức ăn vào miệng.
- Biết đưa tay với lấy thức ăn và đưa vào miệng.
- Sẵn sàng nhai thức ăn trước khi nuốt.
Nhìn chung, các đặc điểm như trên sẽ đạt được khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi đối với hầu hết trẻ sơ sinh bình thường. Tuy nhiên, thời điểm khi nào cho bé ăn cơm nát còn tùy thuộc vào từng trẻ. Đối với trẻ sinh non, sinh nhẹ cân hay mắc các bệnh lý bẩm sinh, khi nào cho trẻ ăn cơm nên trì hoãn hơn.
Vì sữa mẹ hoặc sữa công thức là chế độ dinh dưỡng duy nhất trẻ cần cho đến lúc trẻ được 6 tháng nhưng sẽ không còn đảm bảo cung cấp cho trẻ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần như chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thử ăn cơm, từ lúc trẻ 4-6 tháng tuổi, cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn dạng đặc mềm như ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mạch và thức ăn xay nhuyễn chuyên dùng cho trẻ ăn dặm. Những loại ngũ cốc này được trộn với sữa công thức dành cho trẻ em hoặc sữa mẹ để tạo ra độ sệt hoàn hảo. Nhà sản xuất thường bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hơn nữa, những món ăn khởi đầu này sẽ giúp bé học cách ăn và giúp bé thích nghi với hương vị, kết cấu mới, giúp hệ tiêu hóa của bé chuẩn bị cho một chế độ ăn uống đa dạng hơn.
2. Trẻ 9 tháng ăn cơm được chưa?
Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ cần các nguồn thực phẩm giàu chất sắt, vì lượng sắt dự trữ của trẻ từ lúc sinh ra đã cần phải được bổ sung.
Điều này đặc biệt xảy ra nếu trẻ được kẹp dây rốn ngay lập tức khi mới sinh. Ước tính khoảng 1/3 lượng máu của em bé nằm trong nhau thai. Cắt dây rốn quá sớm có nghĩa là lượng máu này (và chất sắt dự trữ trong đó) không được trẻ tiếp nhận. Do đó, thời điểm khởi đầu ăn dặm cho trẻ có thể xem xét sớm hơn.
Vì vậy, trẻ 9 tháng ăn cơm được chưa thì câu trả lời là được, nhưng đòi hỏi cần chế biến phù hợp như xay thành súp, cháo xay nhuyễn. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy thử các loại thực phẩm bổ dưỡng khác trước, các loại chuyên biệt dành cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
3. Những thực phẩm bổ dưỡng đầu tiên cần có trong chế độ ăn dặm
Các chất dinh dưỡng quan trọng cần có trong chế độ ăn dặm mà bé nên tiếp cận được sớm là nguồn sắt và kẽm tự nhiên, vừa thiết yếu với tốc độ tăng trưởng rất nhanh của cơ thể, vừa có đặc điểm dễ hấp thụ. Chất đạm từ động vật, như thịt, cá, trứng, sẽ đóng một vai trò nhất định trong nhu cầu này, thay vì đơn thuần nghĩ đến cho trẻ ăn cơm, gạo. Ngoài ra, sữa, bao gồm cả sữa mẹ hay sữa công thức, vẫn sẽ tiếp tục là nguồn thức ăn chính cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, quả bơ hay cá hồi là những thực phẩm nên dùng chế biến bữa ăn dặm cho trẻ. Đây là các loại thực phẩm tuyệt vời vì chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như chất béo lành mạnh cho sự phát triển của não bộ.
Ngoài ra, các loại rau quả hay trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ cũng cần thiết cho trẻ nhỏ khi được sơ chế thích hợp thành từng miếng vừa ăn. Điều này sẽ giúp cho trải nghiệm ăn dặm tự chỉ huy của trẻ thêm nhiều thú vị và hào hứng.
4. Nguy cơ bị sặc cơm ở trẻ nhỏ
Là cha mẹ, việc giới thiệu thức ăn mới cho bữa ăn dặm của con có thể trở thành một điều rất căng thẳng. Đặc biệt là khi nghe rất nhiều câu chuyện trẻ nhỏ bị nghẹn hay hóc dị vật đường thở vì thức ăn.
Theo đó, miễn là trẻ được khoảng 6 tháng tuổi và có các đặc điểm phát triển sẵn sàng với thức ăn đặc, cơm vẫn không tiềm ẩn rủi ro đáng sợ hơn các loại thức ăn dặm khác. Tuy nhiên, để được như vậy, cách chế biến cơm dành cho trẻ phải theo từng mức độ, tùy vào khả năng tiếp nhận của trẻ. Khi mới bắt đầu tập ăn, cha mẹ có thể cho trẻ 9 tháng ăn cháo xay từ cơm. Kế tiếp, cơm cho trẻ có thể chỉ cần nấu mềm, nghiền nát bằng thìa để trẻ bốc ăn rồi sau đó trẻ có thể tự trải nghiệm cơm nguyên hạt dính trên các ngón tay - đây cũng là một hình thức của ăn dặm tự chỉ huy.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần nhớ là phải luôn có mặt ở bên con toàn thời gian trong suốt bữa ăn của trẻ. Hơn nữa, cha mẹ cũng cần nhận biết sớm khi trẻ gặp sự cố và bình tĩnh thực hiện kỹ năng xử trí cấp cứu khi trẻ bị hóc dị vật.
5. Gạo trắng có tốt cho trẻ nhỏ không?
Gạo trắng là một loại thực phẩm rất phổ biến trên khắp thế giới nhưng có thực sự tốt cho trẻ nhỏ không?
Gạo trắng không thực sự là một lựa chọn lành mạnh cho trẻ nhỏ (hoặc cả người lớn) vì nó chứa rất ít dinh dưỡng và nhiều tinh bột, chưa kể đến asen. Có rất nhiều thực phẩm khác có thể thay thế gạo trắng sẽ cung cấp dinh dưỡng và giúp bé phát triển tốt mà không làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
Vì trẻ mới chuyển sang ăn dặm chủ yếu vẫn là uống sữa và ăn rất ít theo kiểu thức ăn đặc, điều quan trọng là cần cân nhắc lựa chọn những loại thức ăn rắn đó. Như đã đề cập, các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm là chìa khóa. Chúng rất quan trọng đối với sự phát triển của não và sản xuất hồng cầu cũng như với rất nhiều chức năng của cơ thể hơn là cho trẻ ăn dặm với cơm hoàn toàn.
Tóm lại, gạo là một loại lương thực chính yếu của nhiều dân tộc, bao gồm cả người Việt Nam. Tuy nhiên, khi muốn đưa ra quyết định tốt nhất về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ, những điều nên trên cần được lưu ý trong quá trình chế biến gạo thành bữa ăn cho trẻ. Hơn nữa, trẻ cũng cần được đa dạng hóa các lựa chọn thức ăn, vừa giúp hệ tiêu hóa của trẻ có những trải nghiệm thú vị và vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong