Trẻ 2 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?

Trẻ em 2 tuổi là giai đoạn phát triển nhiều về cân nặng và chiều cao. Theo đó trẻ 2 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa và mức cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên đây.

1. Cân nặng của trẻ em phát triển như thế nào?

Cân nặng là một trong những yếu tố phản ánh tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ. Cân nặng tiêu chuẩn là mức cân nặng của trẻ ở mỗi độ tuổi nên đạt được. Cân nặng của trẻ tăng vượt quá mức tiêu chuẩn có thể cho thấy tình trạng thừa dinh dưỡng, béo phì và ngược lại, cân nặng thấp hơn mức cân cân cân nặng tiêu chuẩn phản ánh tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Sự phát triển cân nặng của trẻ khác nhau theo từng giai đoạn tuổi. Theo đó ở trẻ sơ sinh sau khi chào đời cân nặng sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi trẻ được 1 tuổi, cân nặng có thể tăng gấp rưỡi so với khi chào đời. Bên cạnh đó cân nặng của trẻ thường thay đổi tăng dần theo độ tuổi về sau, các bậc cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ định kỳ rồi so sánh với mức cân nặng tiêu chuẩn giúp đánh giá quá trình phát triển của trẻ. Chẳng hạn như trẻ đang bước vào giai đoạn 2 tuổi, cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ dựa trên nguyên tắc “trẻ 2 tuổi có cân nặng bao nhiêu là vừa”, thông qua đó giúp các bậc cha mẹ có chế độ dinh dưỡng và định hướng phát triển phù hợp cho bé.

2. Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em 2 tuổi?

Trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào về chiều cao cao và cân nặng? Thực tế, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường. Theo Tổ chức y tế Thế Giới (WHO), bé gái 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12kg, bé trai 2 tuổi có cân nặng trung bình là 12.5 kg.

Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về cân nặng hay không, các bậc cha mẹ nên dựa vào biểu đồ bách phân vị được công công bố bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO). Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có cân nặng nằm ở bách phân vị 50 (50th) của bảng cân nặng nghĩa là bé nặng hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới. Khoảng cân nặng bình thường của trẻ nằm ở giữa bách phân vị 3 và 97. Cân nặng nằm ngoài khoảng bách vị trên không có nghĩa là trẻ có cận nặng bất thường.

Sự tăng trưởng của trẻ về cân nặng, chiều cao là khác nhau theo từng giai đoạn, vì vậy nếu các bậc cha mẹ chỉ nhìn vào cân nặng của trẻ ở một thời điểm duy nhất sẽ rất khó để nhận định rằng sự phát triển của trẻ có theo tiêu chuẩn bình thường hay không. Thay vào vào đó, cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ định kỳ, ví dụ như đo cân nặng cho trẻ mỗi tháng một lần... Trong trường hợp cân nặng của bé có sự bất thường như cân nặng quá cao hoặc quá thấp, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có những lời khuyên hợp lý trong chế độ chăm sóc giúp trẻ phát triển tốt hơn.


Giải đáp trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào?
Giải đáp trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào?

3. Sự phát triển cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Theo dõi và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ sẽ giúp cha mẹ có chế độ chăm sóc trẻ toàn diện hơn, đặc biệt là cân nặng ở trẻ 2 tuổi là giai đoạn tuổi mà trẻ đang phát triển nhiều về thể chất và trí tuệ. Cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

3.1. Giấc ngủ của trẻ

Trẻ em 2 tuổi đã bắt đầu hiếu động và ham chơi hơn so với giai đoạn trước. Trẻ ở giai đoạn này thường có xu hướng giảm thời gian ngủ, đặc biệt là giấc ngủ vào ban ngày. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần sắp xếp thời gian ngủ hợp lý cho bé và khuyến khích bé ngủ đúng giờ và thức giấc đúng giờ. Theo đó, giấc ngủ hợp lý cho trẻ em 2 tuổi khoảng từ 11 – 12 giờ vào ban đêm và 1,5 – 3 giờ vào ban ngày. Thời gian ngủ đủ sẽ giúp cho trẻ được thư giãn, nghỉ ngơi và hỗ trợ sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé.

3.2. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tối ưu sự phát triển của bé. Theo đó, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khẩu phần ăn cho bé được chia làm 3 bữa chính, 2 bữa phụ và dinh dưỡng trong các bữa ăn nên được thay đổi thường xuyên để tránh hiện tượng chán ăn do ăn liên tục một món trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 1⁄4 chén ngũ cốc, 3 muỗng canh protein, rau củ quả và trái cây mỗi ngày.


Trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ
Trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ

3.3. Bệnh lý

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ là các bệnh lý, các khuyết tật nghiêm trọng hoặc di chứng sau phẫu thuật. Chẳng hạn như ở trẻ 8 – 19 tuổi có tiền sử mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm thường có cân nặng và chiều cao thấp hơn các bạn cùng trang lứa.

3.4. Sức khỏe của mẹ khi mang thai và sự chăm sóc của người lớn

Tâm trạng và sức khỏe của mẹ trong thời gian mang bầu ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé. Tâm trạng căng thẳng của mẹ có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ khi sinh ra. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian mang bầu cần có đủ các chất dinh dưỡng như sắt, DHA, acid folic, canxi...

Sự chăm sóc của cha mẹ, ông bà, người thân... có ảnh hưởng nhất định đến thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe