Khi nói đến chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em, việc phát hiện và phòng ngừa sớm luôn là chìa khóa quan trọng. Theo đó, cha mẹ phải nhận biết các dấu hiệu trẻ 10 tháng lười ăn để kịp thời điều chỉnh, bởi giai đoạn này trẻ đang thực hiện chế độ ăn dặm. Việc cải thiện sớm sẽ giúp bé hấp thụ tốt và đảm bảo sự phát triển cho trẻ ở từng giai đoạn.
1. Nguyên nhân dẫn tới trẻ 10 tháng lười ăn
Các nhà nghiên cứu về hành vi nhi khoa đến nay vẫn không biết điều gì gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống đã được xác định ở trẻ ngay từ lứa tuổi ăn dặm.
Theo đó, chứng rối loạn ăn uống có thể di truyền. Vì vậy, nếu cha mẹ, anh chị em hoặc người thân khác của trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống thì trẻ cũng có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống cao gấp 7-12 lần so với trẻ khác. Bên cạnh đó, trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính hay các dị tật bẩm sinh cũng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là những trẻ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Ngoài ra, trẻ em có dấu hiệu trầm cảm, lo âu và các bệnh tâm thần khác cũng tiềm ẩn nguy cơ cao hơn bị rối loạn ăn uống.
Nói riêng, trong nhóm trẻ quanh cột mốc tròn 12 tháng tuổi, chứng rối loạn ăn uống ở trẻ tập đi có nguyên nhân một phần là do chế độ ăn dặm. Trẻ 10 tháng ăn cháo ngậm là khi trẻ chưa kịp thời dung nạp khi chuyển từ uống sữa hoàn toàn sang thức ăn đặc. Các cơn đau đớn do mọc răng cũng khiến trẻ 10 tháng ăn cháo ngậm. Đồng thời, những khó khăn, thiếu kinh nghiệm và áp lực tâm lý của cha mẹ khi chăm sóc trẻ ăn cũng là một nguyên nhân nhưng hiếm khi được nhận biết.
2. Dấu hiệu của trẻ 10 tháng biếng ăn
Rối loạn tiêu thụ thức ăn ở trẻ dưới 10 tháng tuổi thường là do khi trẻ gặp phải sự xáo trộn trong việc ăn uống của chúng, có thể bao gồm việc không quan tâm đến thức ăn hoặc cảm giác chán ghét một số loại thức ăn nhất định. Ví dụ, một đứa trẻ 10 tháng ăn cháo ngậm có thể do không thích nuốt hoặc kết cấu của thức ăn dặm khác với sữa lỏng mà trẻ đã từng dùng. Hơn nữa, trẻ cũng có thể sợ ăn vì thức ăn đặc lợn cợn khiến trẻ khó nuốt hay dễ nôn ói. Những hạn chế trong chuyển đổi chế độ ăn này có thể dẫn đến giảm cân và thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Lúc này, việc phát hiện và phòng ngừa sớm là chìa khóa để điều trị chứng rối loạn ăn uống ở trẻ mới ăn dặm. Các dấu hiệu thường rất tinh tế và cần nghi ngờ khi có các biểu hiện cảnh báo sớm bao gồm:
- Sợ ăn, quấy khóc
- Biểu hiện đau bụng, buồn nôn khi tới giờ ăn
- Ác cảm với thức ăn lạ hay thay đổi kết cấu thức ăn
- Giảm cân, chậm tốc độ tăng trưởng
- Tóc mỏng
- Táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác
3. Trẻ 10 tháng biếng ăn phải làm sao?
Có rất nhiều hướng trong điều trị chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ nói chung hay trẻ 10 tháng đang trong lứa tuổi tập ăn dặm nói riêng. Tất cả đều vì mục tiêu lấy lại cân nặng hay sự tăng trưởng cơ thể cho trẻ, vốn là một phần thiết yếu để phục hồi sức khỏe thể chất và dinh dưỡng cho trẻ. Vì cha mẹ và người chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ, nên sự can thiệp và điều trị dựa vào gia đình thường được khuyến khích. Cha mẹ thường ít khi nhận thấy vai trò của chính mình trong chứng rối loạn ăn uống của trẻ, vì vậy cha mẹ cần phải tự tin hơn để tích cực điều chỉnh hành vi ăn uống cho con để kết quả được tốt hơn. Khi đó, trẻ em sẽ cải thiện và đạt được nhiều tiến bộ hơn trong hành vi ăn uống của mình, vừa giúp trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau và vừa thấy bữa ăn như một hoạt động thú vị cần khám phá mỗi ngày.
Các cách giúp cải thiện trẻ tình trạng trẻ 10 tháng lười ăn như sau:
- Tập cho bé cảm nhận các dấu hiệu bên trong cơ thể như cảm giác đói hay cảm giác no.
- Cha mẹ làm mẫu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau cho trẻ bắt chước.
- Ưu tiên chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động thể chất lành mạnh và phát triển theo biểu đồ cân nặng, chiều cao ở trẻ nhỏ.
- Tuân thủ theo quy tắc thiết kế thực đơn cho trẻ mỗi ngày, trong đó có sự phân chia rõ ràng giữa các bữa ăn.
- Khuyến khích em bé tự chọn loại thức ăn cho mình cũng như cách ăn, một hình thức của chế độ ăn dặm tự chỉ huy.
- Hạn chế cho bé uống sữa mẹ hay sữa công thức để trẻ hợp tác ăn thức ăn dạng đặc
- Không lạm dụng các chất bổ sung dinh dưỡng tổng hợp.
Nếu áp dụng các biện pháp trên sau một thời gian không thấy hiệu quả, trẻ chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng, cha mẹ cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhi khoa, chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ và nhận được sự chăm sóc tốt cho trẻ. Hơn nữa, một khóa học về cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho trẻ sẽ giúp việc nuôi con trở nên nhẹ nhàng hơn cũng như sẽ có lợi cho cả cuộc đời của trẻ về sau. Vì vậy, ngay cả khi không chắc chắn liệu trẻ 10 tháng ăn cháo ngậm có thể có vấn đề xảy ra hay không, việc liên hệ với các chuyên gia sẽ không bao giờ thừa, bởi điều này sẽ giúp cha mẹ nhận được sự giúp đỡ cho con cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Tóm lại, tăng trưởng thể chất là một thành phần quan trọng của thời thơ ấu và các rối loạn ăn uống có thể gây ra những tổn thương đáng kể cho cơ thể của trẻ. Theo đó, khi trẻ 10 tháng lười ăn, cha mẹ cần phát hiện sớm và kịp thời điều chỉnh, tạo cho con thói quen ăn uống đúng cách. Ngoài ra, khi trẻ 10 tháng ăn cháo ngậm, việc thay đổi các món ăn linh hoạt cũng là một cách cơ bản kích thích sự thèm ăn cho trẻ. Đặc biệt, bé cũng cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: momjunction.com - nhs.uk - childadvocate.net
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong