Tổng quan về thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị adhd
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị adhd

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD được sử dụng để điều trị các triệu chứng tăng động và bốc đồng. Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD hoạt động bằng cách tăng nồng độ hóa chất (chất dẫn truyền thần kinh) trong não của người bệnh. Có thể mất thời gian để tìm ra loại thuốc ADHD phù hợp từng người bệnh, nhưng khi tìm được thuốc phù hợp, bạn có các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

1. Định nghĩa về bệnh rối loạn tăng động  giảm chú ý (ADHD) 

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh rất phổ biến. Trẻ em mắc chứng rối loạn này có thể hoạt động quá mức và gặp vấn đề với các hành vi bốc đồng. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, làm theo hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ.

Khi các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) xuất hiện ở trẻ nhỏ, bệnh thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Một nghiên cứu cho thấy 90% trẻ nhỏ có các triệu chứng ADHD kéo dài đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, một số tỷ lệ người lớn mắc ADHD nhưng chưa bao giờ được chẩn đoán trước đó.

Người lớn mắc rối loạn tăng động giảm trí nhớ ADHD có thể gặp khó khăn trong việc làm theo chỉ dẫn, ghi nhớ thông tin, tập trung hoặc sắp xếp các nhiệm vụ. Các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau giữa người lớn và trẻ em, ví như tăng động ở trẻ em có thể biểu hiện là tình trạng bồn chồn cực độ ở người lớn.

2. Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gì?

Đối với nhiều người, đeo kính giúp mắt họ tập trung nhìn. Tương tự như vậy, thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm trí nhớ (ADHD) giúp những người mắc ADHD tập trung suy nghĩ. Thuốc giúp  bệnh bỏ qua những thứ gây mất tập trung, chú ý và kiểm soát hành vi của mình.

Mặc dù thuốc không chữa khỏi bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nhưng có thể giúp làm giảm các triệu chứng của ADHD và có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số loại thuốc khác nhau để điều trị ADHD và có nhiều loại thuốc có thể điều trị ADHD cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

3. Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD có tác dụng gì?

Tuỳ vào mỗi loại thuốc điều trị ADHD mà chúng có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên,  tất cả các loại thuốc điều trị ADHD đều có cơ chế hoạt động bằng cách tăng mức độ các chất hóa học quan trọng (chất dẫn truyền thần kinh) trong não của người bệnh. Các chất dẫn truyền thần kinh này bao gồm dopamine và norepinephrine. Việc tăng lượng các chất dẫn truyền thần kinh này giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, bao gồm:

  • Tăng khả năng tập trung
  • Giảm tăng động
  • Kiểm soát hành vi bốc đồng
  • Kiểm soát rối loạn chức năng điều hành

Thuốc điều trị ADHD ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau. Thuốc có hiệu quả với một người nhưng cũng có thể không hiệu quả với bạn hoặc con bạn. 
Thuốc điều trị ADHD có thể không hiệu quả hoặc gây ra các tác dụng phụ khó chịu hoặc liều lượng thuốc chưa phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết tất cả các loại thuốc đang dùng gồm cả thuốc theo đơn và thuốc không theo đơn; người bệnh có sử dụng các đồ uống có chứa caffeine, liều lượng sử dụng các thực phẩm bổ sung mỗi ngày. Việc kết hợp một số thuốc nhất định có thể gây ra tác động có hại cho cơ thể.

Bác sĩ điều trị có thể cần thử các loại thuốc và liều lượng khác nhau để tìm ra loại phù hợp người bệnh; theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh; điều chỉnh liều lượng thuốc để tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa lợi ích và tác dụng phụ.

Khi tìm được loại thuốc và liều lượng phù hợp, hầu hết mọi người đều thấy thuốc điều trị ADHD giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến tăng động, khả năng tập trung và hành vi bốc đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Cleveland Clinic

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe