Tác dụng phụ của thuốc ADHD trên người lớn

Nếu bạn mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý hay còn gọi là bệnh ADHD ở người lớn thì việc sử dụng thuốc có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị. Thuốc có thể mang lại cho bệnh nhân sự tập trung và cảm giác kiểm soát hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý gì về các tác dụng phụ của thuốc ADHD?

1. Tác dụng phụ của thuốc ADHD

Hầu hết mọi người bệnh tăng động giảm chú ý được điều trị ADHD bằng thuốc kích thích, nhưng một số trường hợp bệnh ADHD ở người lớn lại dùng các loại thuốc không kích thích. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào đều có tác dụng phụ tương tự nhau, cụ thể:

XEM THÊM: Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?


Một số người có thể bị đau đầu khi sử dụng thuốc điều trị ADHD lúc đói hoặc đang mất nước
Một số người có thể bị đau đầu khi sử dụng thuốc điều trị ADHD lúc đói hoặc đang mất nước

2. Biện pháp làm giảm các tác dụng phụ của thuốc ADHD

Có những điều đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng áp dụng để giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc ADHD:

  • Chóng mặt: Đôi khi, chóng mặt có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang dùng quá nhiều thuốc để điều trị ADHD. Báo với bác sĩ để được kiểm tra liều lượng thuốc và theo dõi chỉ số huyết áp.
  • Khô miệng: Uống nhiều nước và sử dụng viên ngậm để giữ ẩm cho miệng.
  • Nhức đầu: Người mắc bệnh ADHD ở người lớn có thể bị nhức đầu sau khi uống thuốc lúc đói hoặc khi người bệnh bị mất nước. Đôi khi dấu hiệu này còn tiếp tục ngay cả khi thuốc hết tác dụng. Bác sĩ có thể giúp người bệnh bằng cách điều chỉnh vấn đề dùng thuốc lại cho phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Ăn mất ngon: Một số loại thuốc có thể khiến người bệnh không muốn ăn nhiều, tuy nhiên người bệnh không được bỏ bữa, bởi điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp và khiến bệnh nhân khó tập trung hơn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa lớn hơn. Có thể ăn tối muộn hơn, sau khi tác dụng của thuốc đã hết, khi đó bệnh nhân có thể cảm thấy đói. Đôi khi việc mất cảm giác thèm ăn trở nên tồi tệ hơn dẫn đến giảm cân, điều này thường hiếm xảy ra, tuy nhiên hãy nói với bác sĩ nếu người bệnh đang giảm cân quá nhiều.
  • Dễ thay đổi tâm trạng: Một số người bệnh nhận thấy rằng thuốc điều trị ADHD của họ khiến họ dễ căng thẳng và cáu kỉnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh đừng quá lo lắng, giống như hầu hết các tác dụng phụ của thuốc ADHD, hiện tượng dễ thay đổi tâm trạng này có thể biến mất theo thời gian. Nếu tâm trạng phiền muộn làm ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, khi đó hãy hỏi bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc điều trị ADHD.
  • Buồn nôn: Uống thuốc điều trị ADHD với thức ăn để giảm tỷ lệ cảm thấy buồn nôn. Nếu người bệnh phải dùng thuốc điều trị ADHD vào buổi sáng và người bệnh không phải là người thích ăn sáng, khi đó người bệnh vẫn nên tìm thứ gì đó có thể ăn được để dùng kèm với thuốc.
  • Các rối loạn Tic: Là những cử động bất thường của các cơ hoặc các âm thanh lặp đi lặp lại mà người bệnh tạo ra không kiểm soát được. Thuốc điều trị ADHD thường không gây ra cảm giác căng thẳng, nhưng đôi khi các thuốc này có thể làm phát sinh những cơn đau cơ bản - có thể giống với những cơn đau thắt mà bệnh nhân đã từng có ở thời thơ ấu quay trở lại. Thông thường, những vết này sẽ mờ dần theo thời gian, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu chúng không biến mất.

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị ADHD có thể làm người bệnh dễ tỉnh giấc và khó đi vào giấc ngủ. Mẹo để cải thiện tác dụng phụ của thuốc ADHD này là uống thuốc sớm hơn trong ngày, vì các thuốc thường hết tác dụng trước khi đi ngủ. Nếu người bệnh đang sử dụng chất kích thích tác dụng kéo dài thì có thể hỏi bác sĩ về việc thử một loại tác dụng ngắn hơn. Hạn chế hoặc tránh sử dụng các sản phẩm chứa caffeine khi điều trị ADHD. Tắt TV, máy tính và điện thoại của bệnh nhân khoảng một giờ trước khi đi ngủ và dành thời gian để thư giãn.

XEM THÊM: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng đến thanh thiếu niên như thế nào?


Bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa caffein khi đang điều trị ADHD để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc
Bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa caffein khi đang điều trị ADHD để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc

3. Lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị ADHD

Không có cách nào để biết một loại thuốc điều trị ADHD sẽ hoạt động tốt như thế nào đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. Một số bệnh ADHD ở người lớn cho đáp ứng tốt với một loại thuốc này hơn so với một loại thuốc khác, vì vậy có thể mất một vài lần thử nghiệm điều trị để tìm đúng thuốc cho mỗi bệnh nhân.

Nếu người bệnh bị huyết áp cao, các vấn đề về tim hoặc có tiền sử mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc đang nghiện ngập, khi đó cần báo cáo cho bác sĩ biết tất cả các vấn đề hiện tại, vì những tình trạng này có thể gây ra vấn đề với việc điều trị ADHD của bệnh nhân.

Các bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định cho người bệnh ADHD ở người lớn sử dụng các loại thuốc không được FDA chấp thuận cho điều trị ADHD. Điều này được gọi là sử dụng "ngoài nhãn", bởi vì những loại thuốc này sẽ có các tác dụng phụ khác nhau cũng như lợi ích và rủi ro khác nhau, khi đó người bệnh nên tìm hiểu chi tiết cụ thể với bác sĩ điều trị của mình.

Nhiều người cảm thấy các tác dụng phụ của thuốc ADHD mà họ đang trải qua là có thể chấp nhận để có được những lợi ích của thuốc. Nhưng nếu các tác dụng phụ của thuốc ADHD trở nên nghiêm trọng hoặc can thiệp quá lớn vào cuộc sống của người bệnh, khi đó đừng cố gắng phớt lờ chúng mà hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ điều trị. Cùng nhau thảo luận và cân nhắc để đưa ra một kế hoạch điều trị ADHD phù hợp nhất với người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe