Thuốc kháng Cholinergic là một loại thuốc ngăn chặn hoạt động xấu của một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi là acetylcholine. Trước khi dùng thuốc kháng Cholinergic, người bệnh cần biết rõ cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả.
1. Cholinergic là gì?
Cholinergic được biết đến là tác nhân chứa các hợp chất hóa học có khả năng bắt chước chức năng của acetylcholine. Những tác nhân này cũng có khả năng bắt chước chức năng của butyrylcholine. Vậy choline là chất gì? “Choline” được hiểu là một thành phần của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Với hệ thần kinh phó giao cảm được cho là hoàn toàn cholinergic bởi khi nó sử dụng acetylcholine hầu như chỉ để gửi thông điệp giữa các tế bào và mục tiêu. Bên cạnh đó, thần kinh cơ và tế bào thần kinh mang thai có các điểm nối của hệ thần kinh giao cảm là cholinergic. Chất cholinergic cũng là các thụ thể của tuyến mồ hôi merocrine.
Một chất hoặc phối tử có thể tạo ra hay thay đổi, giải phóng acetylcholine hoặc butyrylcholine cũng được gọi là tác nhân cholinergic. Thêm vào đó, nếu một thụ thể hoặc một khớp thần kinh sử dụng acetylcholine làm chất dẫn truyền thần kinh thì chúng cũng được đặt tên là tác nhân cholinergic.
2. Mề đay cholinergic là gì?
Mề đay cholinergic hay còn được biết đến với tên gọi là mề đay do cholin. Đây là một thể của nhóm mề đay vật lý, gây ra bởi sự tác động hoặc kích thích của các yếu tố vật lý. Tác nhân kích thích trong mề đay cholinergic là nhiệt và mồ hôi. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
3. Thuốc kháng Cholinergic được dùng khi nào?
Thuốc kháng Cholinergic được dùng trong các trường hợp điều trị:
- Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD;
- Điều trị bàng quang hoạt động nhiều hơn mức bình thường và không tự chủ;
- Điều trị rối loạn tiêu hóa;
- Điều trị các triệu chứng gây ra của bệnh Parkinson,...
Với từng loại bệnh, bác sĩ sẽ xác định loại thuốc kháng Cholinergic phù hợp với từng bệnh nhân và kê đơn liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Thuốc kháng Cholinergic có trong nhiều nhóm thuốc khác nhau. Một số loại thuốc có đặc tính kháng Cholinergic là thuốc chống nôn (Promethazin), thuốc điều trị Parkinson (Benztropine), thuốc chống co thắt đường tiêu hóa (Propantheline), thuốc chống co thắt bàng quang (Oxybutynin, Tolterodine) và thuốc chống trầm cảm (Imipramin)...
4. Tác dụng phụ của thuốc kháng Cholinergic
Bác sĩ điều trị sẽ kê đơn chứa thuốc kháng Cholinergic phù hợp và an toàn, tuy vậy, một số bệnh nhân vẫn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra phụ thuộc vào tiền sử bệnh của từng người, phụ thuộc và liều lượng sử dụng và loại thuốc chứa thuốc kháng Cholinergic.
Các triệu chứng là tác dụng phụ của thuốc kháng Cholinergic có thể là tình trạng nhầm lẫn, ảo giác, buồn ngủ, an thần, miệng bị khô vì giảm tiết nước bọt, mắt nhìn không rõ, đại tiện khó khăn, ít tiết mồ hôi hơn bình thường và nhiệt độ cơ thể tăng (gây ra tình trạng dễ bị say nắng), mất trí nhớ,...
Nếu bệnh nhân uống thuốc kháng Cholinergic với rượu hoặc nhiều hơn liều được chỉ định có thể gây ra các tình trạng như chóng mặt, luôn cảm thấy buồn ngủ, sốt, gặp ảo giác nặng, hô hấp khó khăn, nhịp tim nhanh thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Bệnh nhân nếu gặp một trong các tình trạng này thì cần ngừng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ điều trị biết hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ chăm sóc y tế kịp thời.
Vì những tác dụng phụ có thể gặp phải và cả nguy cơ dẫn đến tử vong nên bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc kháng Cholinergic mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Trước khi kê đơn cho người bệnh sử dụng, bác sĩ cũng cần xem xét kỹ về tuổi tác, tình trạng bệnh và các loại thuốc bệnh nhân đang dùng để kê đơn phù hợp nhất.
5. Thận trọng dùng với người cao tuổi
Do sự suy giảm nhiều của các tế bào thần kinh Cholinergic hoặc các thụ thể trong não mà hệ thống thần kinh trung ương của người cao tuổi rất nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là với các thuốc kháng Cholinergic. Bên cạnh đó, khả năng phân hủy và bài tiết thuốc của gan và thận ở nhóm người này cũng giảm nên làm gia tăng tính thấm vào não thông qua máu hơn. Đây là những nguyên nhân chính gây ra phản ứng phụ kháng Cholinergic ở nhóm người này.
Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc kháng Cholinergic trong thời gian dài ở nhóm người cao tuổi sẽ làm tăng khả năng mắc chứng mất trí nhớ, nhận thức bị giảm đi, đặc biệt là đối với thuốc chống trầm cảm kháng Cholinergic, thuốc chống loạn thần, thuốc chống lại tình trạng Parkinson và thuốc chống động kinh. Các loại thuốc này có thể gây ra tình trạng lú lẫn và nguy cơ sẽ cao lên dần nếu số lượng thuốc kháng Cholinergic bệnh nhân sử dụng nhiều.
Để tránh nguy cơ giảm nhận thức ở người cao tuổi, việc kê đơn điều trị nên bắt đầu với liều thấp sau đó đánh giá khả năng đáp ứng điều trị để đưa ra liều dùng mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được kiểm tra định kỳ khả năng nhận thức với bất kỳ mục đích điều trị nào, bao gồm cả những bệnh lý không liên quan đến thần kinh.
Đối với nhóm người cao tuổi có thể dùng các thuốc thay thế không có đặc tính kháng Cholinergic để giảm các nguy cơ. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được phép ngừng thuốc đột ngột, bởi điều này có thể sẽ gây hại nhiều hơn. Việc lo ngại khi dùng thuốc thì cần trao đổi với bác sĩ để được giải thích và hiểu hơn về những mặt lợi hay nguy cơ của việc điều trị mà bệnh nhân nhận được.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.