Các huyệt ở bàn chân có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan phủ tạng. Do vậy, nắm vững sơ đồ các huyệt vùng chân sẽ giúp bạn dễ dàng xoa bóp lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe và trị bệnh khi cần. Dưới đây là các huyệt ở chân cơ bản nhất mà ai cũng có thể xác định và tự day bấm ngay tại nhà.
1. Huyệt Thương Khâu
- Tên khác: Thương Khưu, Thương Kheo.
- Vị trí: Nằm ở ngay gần dưới hõm mắt cá chân mặt phía trong.
- Tác dụng: Huyệt Thương Khâu là một trong những huyệt ở bàn chân giúp chữa trị chứng đầy bụng khó tiêu, viêm ruột, nôn nao, viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy và các bệnh khác. Xoa bóp và day bấm huyệt này còn giúp khí huyết lưu thông từ lá lách đến các kinh mạch và ngược lại.
- Cách bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt, bấm và giữ trong khoảng 3 phút (cho đến khi có cảm giác tê mỏi). Mỗi ngày thực hiện từ 3 - 5 lần, ở cả hai bên chân.
2. Huyệt Dũng Tuyền
- Tên khác: Địa xung, Quyết tâm, Địa cù,...
- Vị trí: Huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm trũng thấp nhất giữa gan bàn chân khoảng 1⁄3 về phía trước.
- Tác dụng: Đây là một trong các huyệt ở bàn chân có tác dụng dưỡng thận rất tốt, giúp giải độc thận và điều hòa cơ thể.
- Cách bấm huyệt: Vì đây là 1 trong 36 yếu huyệt nên khi bấm cần sử dụng lực hợp lý. Bạn có thể dùng ngón tay cái ấn và day nhẹ huyệt nhẹ nhàng 5 phút mỗi ngày. Thời điểm thực hiện trước 5 - 7 giờ sáng là lý tưởng nhất. Trước khi bấm huyệt Dũng Tuyền, bạn nên uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.
3. Huyệt Thái Xung
- Vị trí: Huyệt Thái Xung nằm ở phía trên mu bàn chân. Dùng ngón trỏ đo từ khe ngón chân cái và ngón chân áp cái lên 2 thốn chính là vị trí huyệt.
- Tác dụng: Huyệt Thái Xung có liên quan mật thiết đến hoạt động của gan. Bấm và day huyệt giúp kích thích quá trình thải độc ở gan, chữa các bệnh lý về gan ( suy nhược cơ thể, suy giảm chức gan, vàng da,...), chữa chứng bí tiểu, ăn không ngon miệng, táo bón, khó tiêu,...
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái tác động lên huyệt với lực nhẹ vừa phải, bấm trong khoảng 4 phút đến khi thấy hơi đau thì ngừng lại.
4. Huyệt Bát Phong
- Tên khác: Bát Xung.
- Vị trí: Huyệt Bát Phong là huyệt ở bàn chân n Huyệt chữa viêm ruột ằm trên mu bàn chân, bao gồm 8 huyệt nằm ở kẽ các đốt ngón chân của cả 2 bàn chân.
- Tác dụng: Huyệt Bát Phong giúp điều trị các chứng viêm đốt ngón chân, cước chân, đau bụng kinh.
- Cách bấm huyệt: Bấm và ấn day từng huyệt (mỗi huyệt trong 1 phút) mỗi khi thấy hiện tượng viêm và cước chân.
5. Huyệt Nội Đình
- Vị trí: Huyệt Nội Đình nằm ở mặt trên bàn chân, ngay giữa kẽ ngón chân thứ hai và thứ 3.
- Tác dụng: Day và bấm huyệt Nội Đình giúp điều trị viêm ruột, đau dạ dày, đau răng, đau đầu, chảy máu cam, sốt cao,...
- Cách bấm huyệt: Bấm nhẹ nhàng và giữ huyệt khoảng 1 - 3 phút, cả hai bên chân.
6. Huyệt Giải Khê
- Tên gọi khác: Hài Đái, Hài Đới.
- Vị trí: Huyệt Giải Khê nằm ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, ở vị trí lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.
- Tác dụng: Huyệt Giải Khê có tác dụng điều trị chứng đau khớp cổ chân, tê liệt chân, bệnh thần kinh tọa.
- Cách bấm huyệt: Bấm và day huyệt nhẹ nhàng trong khoảng 1 - 3 phút tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
Phía trên là một số các huyệt lòng bàn chân và các huyệt vùng chân cơ bản nhất. Thường xuyên xoa bóp, day bấm các huyệt ở bàn chân kết hợp với ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết, đẩy lùi hàn khí, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Bài viết tham khảo: osanno.vn, ythuatgiabao.com, suckhoedoisong.vn, tinhhoathaoduocviet.com