Bị trẹo cổ xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng trong cơ cổ hoặc gân cơ bị kéo căng quá mức gây nên rách. Mặc dù bị trẹo cổ thường tự lành trong vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần được điều trị chuyên sâu. Vậy làm gì khi bị trẹo cổ?
1. Bị trẹo cổ là gì?
Bị trẹo cổ là một loại chấn thương mô mềm, xảy ra khi dây chằng ở cổ kéo căng hơn mức bình thường, dẫn tới giãn dây chằng quá mức gây ra đau và các vấn đề về cổ khác.
Những dấu hiệu và triệu chứng của trẹo cổ có thể kể tới như:
Đau là triệu chứng chính khi bị trẹo cổ. Cơn đau tồi tệ hơn khi cử động và có thể bắt đầu ngay sau khi bị chấn thương hoặc mất vài ngày để phát triển. Mức độ đau khi bị trẹo cổ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bong gân hay rách dây chằng. Bong gân cổ nhẹ có xu hướng tạo ra cơn đau nhẹ trong khi bị trẹo cổ do rách dây chằng có thể dẫn đến cơn đau dữ dội. Các dấu hiệu khác của tình trạng bị trẹo cổ có thể bao gồm:
- Khó ngủ hoặc khó tập trung
- Nhức đầu ở phía sau đầu
- Co thắt cơ ở cổ hoặc vai
- Cứng cổ
- Tê hoặc ngứa ran ở các chi trên
- Đau vùng họng
- Yếu ở cổ hoặc vai
Các triệu chứng khi bị trẹo cổ mức độ nghiêm trọng
- Lệch trục cổ bất thường
- Thay đổi ý thức hoặc sự tỉnh táo, chẳng hạn như ngất xỉu hoặc bất tỉnh
- Khó thở hoặc nuốt
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
- Tê liệt ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể
- Nhức đầu dữ dội
Ngay cả khi không có những triệu chứng nghiêm trọng này, hãy đến gặp bác sĩ sau khi bị chấn thương cổ dẫn đến bị trẹo cổ. Người bệnh bị trẹo cổ cần chẩn đoán chính xác để chắc chắn rằng cổ của bạn ổn định và tủy sống không bị thương. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm mang lại cơ hội tốt nhất để phục hồi thành công sau khi bị trẹo cổ.
2. Bị trẹo cổ nên làm gì?
Khi cơn đau do bị trẹo cổ lần đầu tiên xuất hiện, một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau đây thường được áp dụng:
2.1 Chỉnh sửa hoạt động
Để vùng cổ nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động gắng sức trong vài ngày có thể giúp cơ, dây chằng hoặc gân cơ có thời gian bắt đầu lành lại và cảm thấy tốt hơn. Cố gắng vượt qua cơn đau mà không giảm mức độ hoạt động có thể làm trầm trọng thêm chấn thương và kéo dài cơn đau.
2.2 Liệu pháp chườm đá và chườm nhiệt
Nên chườm đá trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương để giúp giảm sưng nề. Sau 48 giờ, có thể chườm nóng hoặc chườm đá tùy theo sở thích của bệnh nhân. Nhiệt có thể giúp lưu thông máu thuận lợi và mang các chất dinh dưỡng chữa lành đến các mô bị tổn thương. Nên giữ một lớp giữa da và nguồn nóng / lạnh để tránh làm tổn thương da và các túi chườm nên được giữ từ 10 đến 20 phút với các khoảng thời gian nghỉ giữa các bước.
2.3 Thuốc giảm đau không kê đơn
Dùng thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen, làm giảm viêm, do đó có thể giảm đau. Các thuốc giảm đau thông thường, chẳng hạn như acetaminophen, cũng có thể là một lựa chọn thay thế một cách an toàn.
Cần lưu ý rằng ngay cả khi bị trẹo cổ gây đau đớn với hầu hết các chuyển động, thường không nên nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường hoặc nẹp cổ, vì điều đó có thể dẫn đến khối cơ cổ yếu hơn và thời gian phục hồi lâu hơn.
2.4 Vật lý trị liệu
Chuyên gia, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc chuyên gia y tế được đào tạo có thể thiết kế một chương trình vật lý trị liệu nhắm vào các cơ ở cổ. Thông thường, một chương trình vật lý trị liệu đối với bệnh nhân bị trẹo cổ bắt đầu với các hướng dẫn về cách thực hiện các bài tập và kéo giãn. Sau khi thực hiện, trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, bệnh nhân tiếp tục duy trì chương trình này ở nhà.
2.5 Liệu pháp xoa bóp
Mát-xa có thể giúp thả lỏng và thư giãn các cơ, cũng như tăng lưu lượng máu đến các mô bị tổn thương, điều này có thể giúp giảm đau. Một số chuyên gia y tế có thể cung cấp liệu pháp xoa bóp kết hợp với thao tác nắn chỉnh cột sống bằng tay.
2.6 Dùng thuốc
Mặc dù hiếm gặp, nhưng đôi khi căng cơ cổ do bị trẹo cổ có thể cần dùng thuốc theo toa để giảm đau. Ví dụ, thuốc giãn cơ có thể được kê đơn trong thời gian ngắn để giảm bớt cơn đau do co thắt cơ.
Tóm lại, khi biết bị trẹo cổ nên làm gì và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp có thể giúp giảm đau cho người bệnh từ việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn, nghỉ ngơi và chườm đá. Trong trường hợp cơn đau cổ kéo dài hơn một vài ngày hoặc phương pháp điều trị ban đầu không mang lại đủ hiệu quả, người bệnh cần thăm khám sớm, mục đích là giảm đau hiệu quả và cho phép các dây chằng lành lại, hạn chế di chứng về lâu dài.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.