Tìm hiểu cách sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ có thai và cho con bú

Động kinh là một trong những bệnh lý gây ra rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, không có loại thuốc điều trị động kinh nào an toàn tuyệt đối, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ thì người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

1. Mục đích điều trị bệnh động kinh thời kỳ mang thai

Tất cả người bệnh động kinh nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng đều được điều trị bằng ít nhất một loại thuốc chống động kinh với mục tiêu đảm bảo kiểm soát bệnh và giúp người bệnh không xuất hiện co giật, thai nhi sinh ra không bị dị tật. Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú yêu cầu phải tuyệt đối an toàn, phù hợp với liều hiệu quả trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Khi sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú, mọi tác dụng phụ đều có thể tác động lên sự phát triển của thai nhi, do vậy, cần phải dự phòng được và hạn chế đến mức thấp nhất, tránh gây hậu quả sau này.

Các bước sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú phải được tiến hành theo trình tự, trong tất cả các trường hợp, nếu có thể thì chỉ nên điều trị chỉ bằng một loại thuốc và phải kiểm soát nồng độ thuốc trong máu người mẹ.


Thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú
Thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú, thai phụ cần điều trị bổ sung bằng acid folic trong vòng 2 tháng đầu của thai kỳ và đồng thời bổ sung vitamin K1 kể từ tuần thứ 36 của thai kỳ, trẻ sinh ra cần tiêm bắp vitamin K để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các thuốc chống động kinh.

Riêng đối với bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú bằng thuốc nhóm valproat thì phải định lượng alphafoetoprotein bằng xét nghiệm nước ối khi thai được 4 tháng.

Trong trường hợp mẹ đang cho con bú thì cần phải nhớ rằng đa số các thuốc có thể đi từ huyết thanh người mẹ sang tuyến sữa nên có thể sang được trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc truyền qua đường sữa mẹ ít hơn rất nhiều so với đi qua nhau thai.

Ngoài việc thăm khám định kỳ, thai phụ bị động cần cần siêu âm vào tháng thứ 4 của thai kỳ để phát hiện dị dạng ống thần kinh nhằm chỉ định chấm dứt thai nghén trước khi thai quá to. Đặc biệt, để hạn chế các nguy cơ co giật trong khi sinh và nguy cơ tử vong cao của trẻ sơ sinh thì việc sinh nở cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị chu đáo.

2. Sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ có thai và cho con bú

Theo nghiên cứu, trẻ sinh ra bởi bà mẹ có sử dụng thuốc điều trị động kinh ở phụ nữ mang thai và cho con bú thì có nguy cơ sinh ra bị dị tật cao gấp 3 lần bình thường. Trong đó, tỷ lệ xuất hiện những dị tật nghiêm trọng trên trẻ như bệnh tim bẩm sinh, khuyết tật ở cơ quan tiết niệu - sinh dục, khuyết tật ống thần kinh, và sứt môi hoặc hở hàm ếch chiếm khoảng 3-7%.

Trong quá trình mang thai, dược động học của thuốc động kinh có thể thay đổi nên liều dùng cần phải được điều chỉnh để cân bằng giữa nguy cơ co giật của thai phụ và giảm đến mức thấp nhất tổn thương cho thai nhi.


Trẻ có thể bị dị tật hở hàm ếch
Trẻ có thể bị dị tật hở hàm ếch

  • Valproat

Nguy cơ gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi nếu mẹ sử dụng thuốc valproat được sử dụng đơn độc hay phối hợp với những thuốc khác là rất cao, điều này đã được 4 hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai và nhiều nghiên cứu lớn nhỏ cảnh báo, nguy cơ có thể lên đến 16% nếu mẹ sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ với liều lượng nhiều hơn 1400 mg/ngày. Phụ nên mang thai bị động kinh nên tránh sử dụng thuốc valproat, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên dùng liều thấp.

Đối với phụ nữ bị động kinh đang điều trị bằng valproat thì vẫn có thể cho con bú bởi nồng độ valproat đo được trong huyết thanh trẻ bú mẹ thấp.

  • Lamotrigin

Bà mẹ mang thai sử dụng lamotrigin trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ hở hàm ếch ở thai nhi, liều gây quái thai của lamotrigin đã được báo cáo là trên 200 mg/ngày, đây là số liệu đã được nghiên cứu bởi hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai ở Bắc Mỹ.

Đặc biệt, thuốc Lamotrigin cũng có khả năng bài tiết vào sữa mẹ với lượng đáng kể, do vậy vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ đủ tháng chỉ gặp một chút vấn đề không đáng ngại nếu bú mẹ. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân cần theo dõi chặt chẽ biểu hiện độc tính.


Thuốc Lamotrigin
Thuốc Lamotrigin

  • Carbamazepin

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có ghi nhận nào trong quá trình mang thai xác định mức tăng nguy cơ, trong hệ thống ghi nhận thông tin trong quá trình mang thai của Úc cũng đã chỉ ra rằng, tỷ lệ dị tật gây ra bởi carbamazepin cho thai nhi không khác biệt so với những phụ nữ động kinh không điều trị bằng các thuốc chống động kinh. Dược động học của thuốc Carbamazepin có thay đổi vừa phải ở giai đoạn sau của thai kỳ, nhưng việc hiệu chỉnh liều thường không cần thiết. đặc biệt, Carbamazepin cũng có thể được dùng ở những phụ nữ nuôi con đủ tháng bằng sữa mẹ.

  • Levetiracetam

Levetiracetam là loại thuốc ít được sử dụng ở phụ nữ mang thai bị động kinh bởi nguy cơ gây quái thai của thuốc chưa được nghiên cứu rõ. Levetiracetam có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu gần đây cho rằng nồng độ thuốc trong trẻ sơ sinh là thấp nên việc nuôi con bằng sữa mẹ là có thể được chấp nhận đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, nhưng cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ.


Thuốc Levetiracetam
Thuốc Levetiracetam

Tóm lại, đối với phụ nữ mang thai bị động kinh và cần phải sử dụng thuốc chống động kinh cần phải có chỉ định từ bác sĩ và theo dõi chặt chẽ, theo thống kê thì có đến 90% trẻ sinh ra từ mẹ sử dụng thuốc chống động kinh vẫn phát triển bình thường nếu như được kiểm soát sử dụng thuốc trong quá trình mang thai tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe