Tiên lượng của bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là một trong hai loại ung thư phổi chính. Loại ung thư này chiếm khoảng 84% trong tổng số các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi của người bệnh là rất thấp. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này nhé. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Mai Viễn Phương - Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - BV ĐKQT Vinmec Central Park. 

1. Định nghĩa và phân loại ung thư phổi?

Theo định nghĩa đơn giản nhất, ung thư phổi là bệnh ung thư khởi phát ở phổi. Trong đó, loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), chiếm tới 80-85% ca bệnh. Trong đó, 30% trường hợp bắt nguồn từ các tế bào tạo thành lớp niêm mạc của các khoang và bề mặt cơ thể. Loại này hình thành ở phần ngoài phổi (SCLC).

Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ (AIS) là một dạng ung thư phổi hiếm gặp, phát triển từ các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi. Đặc điểm của AIS là không mạnh và không cần điều trị ngay do có khả năng không xâm lấn sang các mô lân cận.  

Bên cạnh đó, các loại ung thư phổi không tế bào nhỏ khác như ung thư biểu mô tế bào lớn và các khối u thần kinh nội tiết tế bào lớn có tốc độ phát triển nhanh hơn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15-20% tổng số ca bệnh. So với ung thư phổi không tế bào nhỏ, SCLC có tốc độ phát triển và di căn nhanh hơn. Nhờ vậy, SCLC thường có khả năng đáp ứng tốt với hóa trị. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi khi điều trị cho loại ung thư này lại khá thấp.

Trong một số trường hợp, khối u ung thư phổi chứa cả tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Bên cạnh hai loại chính này còn có ung thư phổi u trung biểu mô thường gặp ở người tiếp xúc với amiăng và u carcinoid hình thành từ các tế bào sản xuất hormone (nội tiết thần kinh). 

Trong một số trường hợp, khối u ung thư phổi chứa cả tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.
Trong một số trường hợp, khối u ung thư phổi chứa cả tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.

Các khối u trong phổi có khả năng phát triển khá lớn trước khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo ung thư. Do có nét tương đồng với các triệu chứng cảm lạnh hoặc bệnh lý thông thường, nhiều người thường bỏ qua việc thăm khám y tế kịp thời. Đây là lý do nhiều người bệnh không được chẩn đoán ở giai đoạn đầu.

2. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh

Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi giai đoạn đầu bao gồm:

  • Ho kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất có thể kéo dài vài tuần bao gồm ho đờm hoặc ho khan, dễ bị nhầm lẫn với ho do cảm cúm, dị ứng.
  • Ho ra máu, khạc ra máu màu đỏ bầm hoặc đỏ tươi.
  • Viêm phế quản/viêm phổi kéo dài, tái phát và không cải thiện với điều trị nội khoa.
  • Đau ngực thường xuyên ở vùng trước ngực, lưng, vai hoặc khi hít thở sâu.
  • Khó thở, hụt hơi hoặc không đủ sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. 
Hãy cảnh giác với các triệu chứng để chẩn đoán ung thư phổi sớm
Hãy cảnh giác với các triệu chứng để chẩn đoán ung thư phổi sớm

3. Tiên lượng của bệnh nhân khi được chẩn đoán

NSCLC là loại ung thư phổi phổ biến nhất. Đặc điểm của NSCLC là tốc độ phát triển và lây lan chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ, mang đến cơ hội điều trị thành công cao hơn bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị và các liệu pháp y tế khác.

Mặc dù tiên lượng sẽ khác nhau ở từng người nhưng quá trình chẩn đoán diễn ra càng sớm thì triển vọng càng tốt.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Tiếp xúc với amiăng
  • Chất ô nhiễm không khí và nước
  • Khói thuốc thụ động

4. Phân giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ

Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành xác định giai đoạn ung thư của bệnh nhân. Việc phân giai đoạn giúp đánh giá mức độ lan rộng, từ đó lựa chọn chiến lược điều trị phù hợp nhất. Để đạt được kết quả chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm chẩn đoán trước giai đoạn.

Các bài kiểm tra này gồm có:

Các giai đoạn của ung thư phổi được phân loại từ 0 đến 4. Trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất, đồng nghĩa với việc ung thư đã di căn đến các cơ quan hoặc mô khác.

Tại thời điểm chẩn đoán K phổi, giai đoạn càng sớm thì càng có nhiều khả năng điều trị được ung thư. Ngược lại, khi ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn muộn thì khả năng chữa khỏi sẽ rất thấp. Lúc này, mục tiêu điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát sự phát triển của ung thư, ngăn ngừa di căn sang các bộ phận khác ngoài phổi.  

5. Tiên lượng với ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì?

Mặc dù tiên lượng của ung thư phổi không tế bào nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng nhất.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là tỷ lệ phần trăm người mắc ung thư ở giai đoạn đó sống sót sau 5 năm từ khi được chẩn đoán. Đối với ung thư phổi, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động từ 49% ở giai đoạn 1 đến 1% ở giai đoạn cuối (giai đoạn 4).

Khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh có thể hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.  

Đội ngũ này có thể bao gồm bác sĩ chính, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư, bác sĩ X quang và các chuyên gia khác cùng nhau hợp tác để đưa ra kế hoạch điều trị, giải đáp mọi thắc mắc và các mối quan tâm của người bệnh. 

Bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
Bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

6. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu

Phương pháp điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, phẫu thuật có khả năng loại bỏ hoàn toàn khối u và tế bào ung thư, thậm chí không cần áp dụng thêm biện pháp điều trị nào khác trong một số trường hợp.

Bên cạnh phẫu thuật, một số trường hợp có thể cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị hoặc cả hai nhằm loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị khác như thuốc giảm đau, nhiễm trùng hoặc buồn nôn để giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu hoặc tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra.

7. Điều trị bệnh ở giai đoạn cuối

Nếu ung thư đã di căn sang các bộ phận khác hoặc sức khỏe người bệnh không cho phép phẫu thuật, hóa trị ung thư sẽ giúp kìm hãm hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu chính của của quá trình điều trị ở giai đoạn cuối thường là giảm thiểu các triệu chứng và kéo dài thời gian sống thay vì hướng đến việc chữa khỏi ung thư.

Bức xạ là một phương pháp điều trị khác khi các khối u không thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ nhắm mục tiêu vào khối u nhằm thu nhỏ hoặc loại bỏ bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao.

Ngoài các phương pháp làm chậm, ngăn chặn hoặc tiêu diệt tế bào ung thư, người bệnh có thể cần chăm sóc bổ sung để giảm bớt các triệu chứng.  

Bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp để giúp thuyên giảm những triệu chứng khó chịu và đau đớn mà khối u có thể gây ra. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng các phương pháp hóa trị, xạ trị hoặc laser có thể làm chậm sự phát triển của u.

Ngoài ra, người bệnh còn bị khó thở do sự hiện diện của khối u trong đường thở của phổi. Khi đó, liệu pháp laser hoặc liệu pháp quang động có khả năng giúp thu nhỏ kích thước khối u và khôi phục lại nhịp thở bình thường. 

Hãy nghĩ đến liệu pháp laser sau chẩn đoán ung thư phổi
Hãy nghĩ đến liệu pháp laser sau chẩn đoán ung thư phổi

8. Làm thế nào để sống chung với ung thư phổi không tế bào nhỏ hiệu quả?

Sống chung với ung thư là một điều không hề dễ dàng. Bên cạnh những ảnh hưởng về thể chất, người bệnh còn có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực như lo lắng hay sợ hãi. Để vượt qua cảm giác này, người bệnh cần trung thực và chia sẻ cởi mở với đội ngũ y tế. Các bác sĩ có thể giới thiệu chuyên gia tâm lý hoặc tư vấn viên để giúp đỡ bệnh nhân.

Trong giai đoạn khó khăn này, người bệnh nên liên hệ với gia đình hoặc bạn bè để được giúp đỡ và lắng nghe về những mối bận tâm của bản thân. Ngoài ra, người bệnh có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và lời khuyên bằng cách tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho bệnh nhân đang chiến đấu hoặc những bệnh nhân đã sống sót sau bệnh ung thư và các nhóm hỗ trợ trực tuyến.

Khối u ngay cả khi đã được loại bỏ nhưng vẫn có nguy cơ tái phát, do đó có thể coi ung thư là một tình trạng mãn tính. Tái phát ung thư có thể xảy ra ở bất kỳ loại ung thư nào. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh thông qua các đợt kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm ung thư tái phát và có biện pháp điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Tài liệu tham khảo

  • Coping with your emotions. (2014, June 26)
    cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/emotionalsideeffects/copingwithcancerineverydaylife/a-message-of-hope-coping-with-emotions
  • How is non-small cell lung cancer staged? (2015, March 4)
    cancer.org/cancer/lungcancer-non-smallcell/detailedguide/non-small-cell-lung-cancer-staging
  • Lung cancer – non-small cell. (2014, August 31)
    nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007194.htm
  • Non-small cell lung cancer survival rates by stage. (2015, March 4)
    cancer.org/cancer/lungcancer-non-smallcell/detailedguide/non-small-cell-lung-cancer-survival-rates
  • When Cancer Recurs. (2015, July 28)
    cancer.org/treatment/survivorshipduringandaftertreatment/understandingrecurrence/whenyourcancercomesback/when-cancer-comes-back-when-cancer-recurs
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe