Tăng acid uric máu dẫn đến bệnh gút là một phát hiện tương đối phổ biến ở những người được điều trị bằng thuốc lợi tiểu quai hoặc thiazide. Hơn nữa, nếu điều trị bằng thuốc lợi tiểu trong một thời gian dài thì có thể góp phần gây ra bệnh gút mới khởi phát hoặc tái phát bệnh gút đã hình thành trước đây.
1. Sinh lý bệnh gút và chuyển hóa acid uric trong cơ thể
Bệnh gút là bệnh lắng đọng tinh thể monosodium urat, là khi nồng độ axit uric cao trong huyết thanh. Trong khi đó, nồng độ urat huyết thanh ổn định là kết quả của sự cân bằng giữa sản xuất và bài tiết. Tăng acid uric máu chủ yếu là khi việc bài tiết (hầu hết) qua thận gặp cản trở. Ở người, urat là sản phẩm phân hủy cuối cùng của các nucleotide purine, thành phần cấu tạo nên các kho dự trữ năng lượng của tế bào như ATP, và của DNA và RNA cả bên trong hoặc ở mức độ thấp hơn, được ăn vào.
Tăng sự hình thành các tinh thể urat là nguyên nhân của tăng acid uric máu và bệnh gút do một số khiếm khuyết enzyme đã được xác định rõ và cũng xảy ra do hậu quả của việc gia tăng sự phá hủy tế bào ở một số bệnh ác tính, bệnh đa hồng cầu hoặc một số chứng rối loạn tan máu. Bệnh nhân tăng sản xuất urat được phân loại là sản xuất quá mức và việc phát hiện lượng urat bài tiết tăng được coi là một phương pháp tốt để phát hiện một số ít bệnh nhân có kết quả bệnh gút do khiếm khuyết enzyme — một phần ở người lớn — hoặc một khối u hoặc tình trạng khác với sự thay đổi tế bào nhanh chóng.
2/3 sự bài tiết urat xảy ra tại thận, phần còn lại được bài tiết qua ruột. Ước tính có khoảng 85–90% trường hợp, bệnh gút là do thận thải urat kém. Bệnh nhân gút có bài tiết acid uric bình thường hoặc thấp (niệu quản thấp) có thể là đối tượng để điều trị bằng thuốc tăng acid uric mà ít có nguy cơ tạo sỏi niệu. Đo lượng urat bài tiết cũng đã được khuyến cáo để xác định những bệnh nhân này.
Đo lượng axit uric bài tiết được coi là có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, tăng acid uric máu là do độ thanh thải urat kém, điều này lại ít được ứng dụng trong việc quản lý bệnh nhân và ít được chú ý trong môi trường lâm sàng. Nhưng chính lập luận này giúp giải thích tại sao nhiều bệnh nhân có nốt gút phát triển trên cơ thể.
2. Tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric?
Tăng acid uric máu là một hậu quả được công bố rộng rãi của việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu, do đó trong các hướng dẫn hiện hành về quản lý bệnh tăng huyết áp, bệnh gút được coi là chống chỉ định dùng thuốc lợi tiểu.
Thuốc lợi tiểu gây tăng acid uric máu bằng cách tăng tái hấp thu urat, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một số giả thiết đã chỉ ra rằng tăng acid uric máu xảy ra khi thuốc lợi tiểu tạo ra đủ muối và nước để dẫn đến co thể tích; điều này kích thích sự tái hấp thu chất tan ở ống lượn gần và hiệu ứng này được điều chỉnh bằng cách sử dụng chất lỏng đã mất.
Các thuốc lợi tiểu khác nhau có thể có những tác dụng khác nhau đối với việc xử lý urat ở thận, nhưng điều này chưa được xác định chắc chắn; những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu quai mạnh hơn có nguy cơ phát triển bệnh gút cao hơn so với những bệnh nhân dùng thiazid yếu hơn.
Một số báo cáo cho thấy ở những bệnh nhân gút được sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh gút của họ liên quan đến tình trạng mà thuốc lợi tiểu được kê đơn, thay vì do chính thuốc đó. Những dữ liệu này không đáng ngạc nhiên, bởi vì như đã có lưu ý, thuốc lợi tiểu thường được kê đơn cho các tình huống như suy tim hoặc tăng huyết áp, tự những bệnh cảnh này đã có liên quan đến việc thanh thải urat kém.
3. Các cách giúp phòng ngừa bệnh gút
Nếu cần phải điều trị với thuốc lợi tiểu, người bệnh cần phải được hướng dẫn các biện pháp có thể thực hiện để giảm axit uric, phòng ngừa bệnh gút, bao gồm:
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, chủ yếu là rau, protein thực vật, các sản phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời giảm khẩu phần thịt và hải sản;
- Uống ít hoặc không uống rượu;
- Hạn chế đồ uống có đường và hạn chế thức ăn, đồ uống có chứa xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao;
- Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý dựa trên chỉ số khối cơ thể;
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước;
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu hợp chất purin, tạo thành axit uric khi chúng bị phân hủy. Các loại thực phẩm giàu purin phổ biến bao gồm gan, cá thu, cá trích, thịt thú săn và cá mòi.
Tóm lại, việc sử dụng thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở các bệnh nhân tăng huyết áp hay mắc các bệnh lý tim mạch nói chung. Đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu mà bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc khi lựa chọn thuốc điều trị đầu tay. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn thêm các biện pháp phòng ngừa bệnh gút không dùng thuốc tại nhà, nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc phải tác dụng phụ này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org,aafp.org, ncbi.nlm.nih.gov