Thuốc Kristalose: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Táo bón là bệnh lý rất hay gặp đối với mọi lứa tuổi. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt thì người bệnh có thể cần sử dụng các thuốc nhuận tràng. Một trong những thuốc được sử dụng phổ biến là lactulose (tên thương mại là thuốc Kristalose). Vậy Kristalose có tác dụng gì?

1. Kristalose có tác dụng gì?

Kristalose có tác dụng gì? Thực tế, Kristalose là một thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị chứng táo bón. Thuốc Kristalose có tác dụng tăng số lần đi tiêu mỗi ngày cũng như tăng số ngày đi tiêu.

Lactulose là hoạt chất chính của thuốc Kristalose có tác động toan hóa môi trường ruột già, tăng lượng nước trong phân và làm mềm phân. Lactulose bản chất là một dung dịch đường nhân tạo.

2. Cách sử dụng thuốc Kristalose

Thuốc Kristalose sử dụng đường uống, thường một lần mỗi ngày khi bị táo bón hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đang dùng thuốc Kristalose, người bệnh có thể cải thiện hương vị bằng cách trộn với nước trái cây, nước lọc, sữa... Để hòa tan hoàn toàn các tinh thể trong gói thuốc Kristalose, người bệnh cần sử dụng khoảng 120 ml hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Kristalose thường xuyên để nhận được nhiều lợi ích nhất từ ​​nó. Liều dùng thuốc Kristalose dựa trên tình trạng táo bón và phản ứng với liệu pháp của từng người bệnh. Người bệnh có thể mất đến 48 giờ để đi tiêu sau khi sử dụng thuốc Kristalose. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng táo bón vẫn tồn tại hoặc xấu đi.


Thuốc Kristalose được chỉ định liều lượng dựa vào tình trạng táo bón
Thuốc Kristalose được chỉ định liều lượng dựa vào tình trạng táo bón

3. Phản ứng phụ của thuốc Kristalose

Người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc Kristalose như đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, bụng cồn cào hoặc đau, buồn nôn và chuột rút. Nếu bất kỳ triệu chứng nào của thuốc Kristalose kéo dài hoặc xấu đi, người dùng hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có những tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiêm trọng của thuốc Kristalose như:

Rất khó xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Kristalose, nhưng hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nó xảy ra. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm: phát ban toàn thân, ngứa kèm sưng phù bộ phận cơ thể (đặc biệt là mặt/lưỡi/họng), chóng mặt dữ dội, khó thở.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Kristalose

Trước khi điều trị táo bón bằng thuốc Kristalose, bác sĩ phải đảm bảo người bệnh không dị ứng với lactulose và bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Sản phẩm thuốc Kristalose có thể chứa các thành phần không hoạt động và gây phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Thuốc Kristalose không nên được sử dụng nếu bệnh nhân có những vấn đề y tế nhất định. Trước khi sử dụng Kristalose, người bệnh hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ nếu tiền sử có các vấn đề như:

  • Chế độ ăn ít galactose (ví dụ: chế độ ăn bao gồm ít hoặc không có sản phẩm sữa);
  • Một số vấn đề về ruột khác (như tắc ruột).

Trước khi sử dụng thuốc Kristalose, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bản thân, đặc biệt là bệnh đái tháo đường.

Người cao tuổi có thể có nhiều nguy cơ bị mất các chất điện giải (như kali và natri) khi sử dụng thuốc Kristalose, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài. Không nên dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào khác trong khi dùng thuốc Kristalose. Sử dụng thường xuyên hoặc lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng có thể khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, điều này đặc biệt dễ xảy ra ở đối tượng là trẻ em hoặc người già. Liên lạc bác sĩ ngay khi ghi nhận các triệu chứng của tình trạng mất nước: cơ bắp yếu, chuột rút cơ bắp, chóng mặt.

Thuốc Kristalose bản chất là một dung dịch đường. Nếu bệnh nhân bị đái tháo đường sử dụng thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, do đó cần kiểm tra đường huyết thường xuyên và chia sẻ kết quả với bác sĩ điều trị. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh các thuốc điều trị tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống của bệnh nhân cho phù hợp.

Trong thời kỳ mang thai, thuốc Kristalose chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết sau khi đã thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ. Chưa biết khả năng thuốc Kristalose đi vào sữa mẹ, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.


Người bệnh bị tắc ruột nên lưu ý khi sử dụng thuốc Kristalose
Người bệnh bị tắc ruột nên lưu ý khi sử dụng thuốc Kristalose

5. Tương tác của thuốc Kristalose

Trước khi sử dụng thuốc Kristalose, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các sản phẩm thảo dược, các loại thuốc uống theo toa và không theo toa mà bệnh nhân đang sử dụng, đặc biệt là: thuốc kháng axit có chứa nhôm và/hoặc magiê, các thuốc nhuận tràng khác. Các triệu chứng quá liều thuốc Kristalose có thể bao gồm: co thắt dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy.

Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Kristalose trong một thời gian dài, xét nghiệm nồng độ khoáng chất trong máu nên được thực hiện định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh hoặc kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc Kristalose. Nếu bệnh nhân bỏ lỡ một liều thuốc Kristalose, hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều thuốc Kristalose tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, không gấp đôi liều.

Bảo quản thuốc Kristalose ở nhiệt độ phòng từ 59-86 độ F (15-30 độ C), tránh ánh sáng và độ ẩm, không để thuốc Kristalose đông lạnh vì điều này sẽ làm cho thuốc quá đặc. Nếu thuốc Kristalose bị đông lại, hãy làm ấm thuốc ở nhiệt độ phòng cho đến khi thuốc có thể trở lại bình thường. Thuốc sẫm màu có thể xem là bình thường tuy nhiên nếu thuốc chuyển màu quá đậm và bệnh nhân cảm thấy không thể nuốt được, hãy loại bỏ thuốc và mua lại. Không xả thuốc Kristalose xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống, vứt bỏ thuốc này một cách thích hợp khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Kristalose là một thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị chứng táo bón. Để đảm bảo hiệu quả điều trị người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe