Thuốc Ipilimumab: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ipilimumab là thuốc dùng để điều trị bệnh lý ung thư ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Mặc dù có thể làm chậm lại sự phát triển của những tế bào gây ung thư nhưng người bệnh cũng gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị với Ipilimumab, vì vậy cần lưu ý về những tác dụng này.

1. Ipilimumab có tác dụng gì?

Ipilimumab là thuốc điều trị nhiều bệnh lý ung thư như ung thư da, ung thư thận, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng... Đây là thuốc thuộc nhóm kháng thể đơn dòng, có tác dụng làm chậm, thậm chí có thể ngưng sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh.

Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ điều trị, thường tiêm chậm trong khoảng thời gian 30 – 90 phút. Liều cụ thể của thuốc Ipilimumab dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, cân nặng và phản ứng của cơ thể trước những tác động của thuốc lên cơ thể. Để giảm nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn thì bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc khác hỗ trợ điều trị cùng với Ipilimumab. Thuốc nên được dùng thường xuyên để có nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe của người bệnh ung thư.


Thuốc Ipilimumab có thể gây một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị
Thuốc Ipilimumab có thể gây một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị

2. Chỉ định dùng thuốc Ipilimumab

Chỉ định dùng thuốc Ipilimumab bao gồm:

  • Khối u ác tính đã di căn
  • Dùng như một liệu pháp bổ sung để hỗ trợ điều trị u ác tính
  • Ung thư, những bệnh lý ác tính
  • Ung thư biểu mô tế bào thận
  • Ung thư biểu mô tế bào gan
  • Ung thư vi mô đại trực tràng không ổn định
  • PD-L1 dương tính, EGFR âm tính, ALK âm tính trong ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn
  • EGFR âm tính, ALK âm tính trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Thuốc Ipilimumab là thuốc điều trị nhiều bệnh lý ung thư như ung thư da, ung thư thận, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng...
Thuốc Ipilimumab là thuốc điều trị nhiều bệnh lý ung thư như ung thư da, ung thư thận, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng...

3. Lưu ý khi dùng thuốc Ipilimumab

Một số tác dụng phụ thường gặp có thể là mệt mỏi, buồn nôn, nôn... những triệu chứng này có thể kéo dài hoặc nặng nề hơn ban đầu thì bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình. Phản ứng dị ứng là tình trạng hiếm gặp đối với bệnh nhân tiêm thuốc Ipilimumab, tuy nhiên vẫn cần đề phòng tình trạng nguy hiểm này bằng cách nhận biết sớm những dấu hiệu như phát ban, ngứa, sưng ở những vị trí đặc hiệu như mặt, lưỡi, cổ họng, hoặc có thể chóng mặt, khó thở..., lúc này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để kịp thời chữa trị.

Ngoài ra, trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần cho bác sĩ biết những thông tin về tiền sử, nhất là tiền sử cấy ghép nội tạng, tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch như hội chứng Guillain – Barre, lupus ban đỏ, hội chứng Crohn, viêm loét đại tràng để tránh những tác dụng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh trong những tình trạng này. Nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc dự định mang thai, không nên sử dụng thuốc Ipilimumab vì có thể ảnh hưởng đến bào thai. Tương tự như vậy, nếu đang tiêm thuốc này thì cần chủ động tìm hiểu về những hình thức tránh thai hiệu quả, đáng tin cậy trong và sau 3 tháng ngừng dùng thuốc. Nếu gặp phải tình trạng mang thai trong thời gian tiêm thuốc thì báo ngay có bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. Vì thuốc có thể đi vào sữa mẹ nên không có bất cứ khuyến cáo nào cho phép dùng thuốc trong thời gian cho con bú, và kể cả 3 tháng sau khi ngừng điều trị với thuốc.

Thuốc Ipilimumab trong điều trị ung thư là loại thuốc có công dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ác tính trong nhiều bệnh lý ung thư khác nhau, cần được sử dụng đúng cách và đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe