Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Mang thai là giai đoạn dễ khiến các bà bầu hay bị thèm ăn ngọt rất nhiều. Vậy việc thèm ăn đồ ngọt khi mang thai cần lưu ý gì, hãy tham khảo bài viết sau đây.
1. Vì sao khi mang thai lại thèm ăn ngọt?
Việc thèm ăn đồ ngọt khi mang thai được hiểu đơn giản là do sự thay đổi hormone mạnh mẽ ở bà bầu. Lúc này, nhiều bà bầu bị nghén, đồ ngọt thường đặc biệt hợp khẩu vị hơn so với các món ăn khác. Việc ăn ngọt kích thích vị giác phát triển, từ đó giúp bà bầu có tinh thần sảng khoái và thoải mái hơn
Nhiều người hay nghĩ rằng, khi mang thai sẽ thèm chua là chủ yếu. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của các chuyên gia tại BabyCenter, số các mẹ thích chua chỉ đạt 10% trong khi các mẹ thèm ăn ngọt khi mang thai lại đạt ngưỡng 40%.
Việc thèm ăn ngọt là hết sức bình thường và cũng mang lại nhiều thú vị khi các mẹ thường dựa vào điều này để “tiên đoán” giới tính của bé ở những tháng đầu tiên thai kỳ. Thế nhưng, đối với các mẹ ăn ngọt quá đà - đây thực sự là một nguy hại đáng lo.
2. Ăn ngọt khi mang thai cần lưu ý những gì?
Khi mang thai, tất cả những gì người mẹ nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong bụng. Nếu người mẹ nạp quá nhiều đồ ăn ngọt, lượng đường trong máu thai nhi cũng do đó mà tăng cao. Khi ấy, cơ thể đứa bé sẽ tự tăng tiết insulin (hormone để điều hòa lượng đường). Việc này dễ dẫn đến nhiều biến chứng trong lúc sinh nở, đặc biệt là vấn đề sinh non. Hơn nữa, khi ăn quá nhiều đồ ngọt, mẹ bầu dễ bị béo phì, tăng cân và các bác sĩ thường không quên khuyến cáo các mẹ bầu về nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Trắc nghiệm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi?
Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi như thế nào nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Lê Hồng Liên , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Chính vì vậy, phụ nữ mang thai phải thực sự cẩn trọng và ghi nhớ những lưu ý sau khi thèm ăn ngọt:
- Hãy chia nhỏ bữa ăn và chia cụ thể bữa ăn vặt - bữa ăn chính;
- Khi thèm ăn các món như bánh quy, kẹo,... không nên ăn quá 1 - 2 lần/ngày;
- Bà bầu hoàn toàn có thể ăn socola ở mức độ vừa phải bởi chúng cũng mang lại những lợi ích nhất định cho thời kỳ mang thai;
- Thay thế các món ăn kém lành mạnh trong cơn thèm ngọt bằng các thực phẩm tạo ngọt tự nhiên như sữa chua, nho, táo xanh, dâu, đậu nành...;
- Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn với thành phần chứa nhiều các loại đường tổng hợp, hóa học không tốt;
- Cố gắng nạp vào cơ thể các thức ăn tích hợp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau ví dụ như chất xơ cùng với lượng đường tự nhiên có trong rau, củ, quả để cân bằng các dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
- Giữ cho tinh thần thoải mái cũng là một cách giúp mẹ giảm việc ăn đồ ngọt. Đồ ngọt thường được “gắn mác” đi kèm với các triệu chứng stress, căng thẳng. Khi mẹ có một tinh thần sảng khoái và hạnh phúc trong lúc mang thai, nhu cầu nạp thêm đồ ngọt cũng nhờ đó mà không bị sa đà.
3. Các lưu ý khác
Để mang thai là quãng thời gian thiêng liêng và hạnh phúc, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nghiêm túc giúp bé được chào đời khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu vốn dĩ là một người đã “nghiện” đồ ngọt từ lâu, trong thai kỳ nhu cầu này sẽ tăng gấp 2 - 3 lần. Các mẹ cần đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy có bất cứ việc gì gây khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình mang thai để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên hết, các ông bố và gia đình cần tìm hiểu về vấn đề thèm ăn ngọt khi mang thai của người phụ nữ. Ngoài ra, phải quan tâm và san sẻ thật nhiều với thai phụ, người đang phải trải qua một quá trình đặc biệt quan trọng của cuộc đời.
Với mong muốn giúp sản phụ có sự chuẩn bị tốt trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày cho đến khi “mẹ tròn con vuông”, giải phóng những lúng túng với những mốc khám thai cũng như các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng Chương trình Chăm sóc thai sản trọn gói. Chương trình có sự tham gia của đội ngũ bác sĩ chuyên môn, trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, đem lại sự an tâm và hài lòng cho quý khách.
Bác sĩ Phạm Thị Yến đã có 11 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ với thế mạnh và hiểu biết sâu sắc trong:
- Khám, tư vấn các thai thường, thai bệnh lý, thai nguy cơ cao
- Khám và điều trị các bệnh lí phụ khoa: viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung
- Phẫu thuật nội soi các bệnh lý phụ khoa : thai ngoài tử cung, khối u tử cung , khối u buồng trứng
- Phẫu thuật khối u vú, khối u âm hộ , âm đạo, cổ tử cung
- Phẫu thuật sản khoa : phẫu thuật lấy thai, khám
- Điều trị các rối loạn nội tiết phụ nữ ở các lứa tuổi: dậy thì, tuổi sinh sản; tuổi tiền mãn kinh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.