Thay đài quay nhân tạo cho người bị chấn thương hoặc vỡ khớp được xếp vào một trong những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh bị tổn thương khớp nặng hoặc thoái hóa khớp. Với phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và hạn chế tối đa các biến chứng trong và sau quá trình điều trị.
1. Tìm hiểu về trật đài xoay
Bán trật đài quay hay còn được biết đến tổn thương thường gặp ở trẻ mới biết đi do bị gây nên bởi lực kéo dãn tại cẳng tay và hạn chế vận động của khớp khuỷu.
Ở người lớn đài quay có kích thước to hơn cổ xương quay, khi đó khớp đài quay không thể trật ra khỏi dây chằng đang được vòng xung quanh cổ xương quay tuy nhiên, khi trẻ mới đi đài quay của trẻ không thể to hơn cổ xương quay khiến cho đài quay có thể trật ra khỏi dây chằng gây nên tình trạng bán trật đài xoay. Hiện tượng bán trật đài quay có có thể do lực kéo giãn cẳng tay, chẳng hạn như khi người chăm sóc trẻ kéo tay một đứa trẻ mới biết đi hướng về phía trước hoặc nắm cổ tay của trẻ khi trẻ bị ngã.
Trật đài quay xương quay có thể gây đau cho người bệnh, hơn nữa còn làm hạn chế vận động khớp khuỷu. Hầu hết người bị trật đài quay hoặc có thể rạn đài quay đều không thể mô tả rõ ràng được triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh. Những triệu chứng thường gặp có thể hạn chế vận động khớp khuỷu do tổn thương.
2. Trật khớp
Trật khớp xảy ra do sự di lệch hoàn toàn của hai đầu xương khớp. Trong trường hợp nặng hơn của trật khớp có gãy xương hoặc bong điểm bám dây chằng, căng cơ, tổn thương gân. Tổn thương hệ vận động khá phổ biến nhưng rất khác nhau về cơ chế, mức độ cũng như phương pháp điều trị. Những tổn thương này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc một phần đa chấn thương.
Trật khớp có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên những trường hợp này khá hiếm, nhưng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh hoặc khiến cho người bệnh tàn phế hoặc có thể dẫn tới những nguyên nhân gây mất chức năng chi vĩnh viễn. Nguy cơ biến chứng cao có thể xảy ra với trường hợp trật hở và trật khớp gây tổn thương mạch máu làm giảm quá trình tưới máu về mô và tổn thương thần kinh. Trong trường hợp trật khớp mà không nắn chỉnh cũng có thể gây nên nguy cơ cao về tổn thương mạch máu và thần kinh hơn trường hợp gãy xương.
Một vài trường hợp trật khớp:
- Trật khớp vai
- Trật khớp khuỷu
- Bán trật đài xoay
- Trật xương nguyệt và xung quanh xương nguyệt
- Trật khớp ngón tay
- Trật khớp háng
- Trật khớp gối, khớp đùi - chày
- Trật khớp bánh chè
3. Thay đài quay nhân tạo
Cấu trúc cấu tạo nên khớp khuỷu bao gồm các thành phần như ba khớp đơn lẻ: khớp cánh tay-trụ, khớp cánh tay-quay và khớp quay trụ trên. Trong đó, khớp cánh tay-quay được hình thành từ sự tiếp xúc khớp của chỏm xương quay với lồi cầu ngoài của xương cánh tay.
Gãy chỏm xương quay thường chiếm tỷ lệ khá cao trong những trường hợp gãy xương vùng khuỷu đồng thời thường liên quan đến chấn thương khác của khớp khuỷu bao gồm trật khớp khuỷu, gãy mỏm vẹt, tổn thương dây chằng bên trong cũng như dây chằng bên ngoài.
Gãy chỏm xương quay được phân thành 4 loại gãy bao gồm:
- Loại 1 thường được xếp vào loại gãy ít lệch mà có sự di lệch của mảnh gãy dưới 2 milimet đồng thời không gây cản trở đến vận động của khớp. Với trường hợp gãy ở loại này thường được áp dụng điều trị bảo tồn.
- Loại 2 bao gồm gãy có sự di lệch của mảnh gãy trên 2 milimet hoặc có sự cản trở về mặt cơ học của vận động khớp. Với những người bệnh gặp trường hợp này thường phải mổ và kết hợp xương bên trong.
- Loại 3 gãy di lệch hoàn toàn khớp và có khá nhiều mảnh gãy phức tạp
- Loại 4 ngoài gãy di lệch hoàn toàn thì còn kèm thêm cả trật khớp cánh tay-trụ.
Với phân loại chi tiết này của Mason giúp thuận tiện trong việc chẩn đoán và chỉ định điều trị, nhưng khi tiến hành đánh giá tổn thương trên Xquang gặp khó khăn, do vậy những trường hợp nhìn không rõ trên phim cần được chỉ định thêm chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán phân biệt được hiệu quả.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét thêm những vấn đề liên quan để có chỉ định điều trị như vấn đề về phục hồi giải phẫu gãy xương và chấn thương liên quan đến mất vững khớp khuỷu. Có khoảng 50% đến 80% trường hợp tổn thương gãy phức tạp chỏm quay thì tỷ lệ mất vững khớp khuỷu. Nếu những chấn thương kèm thêm cả mất vững khớp khuỷu thì việc loại bỏ chỏm quay sẽ chống chỉ định bởi vì khi đó sẽ làm tăng sự mất vững của khớp. Hoặc khi có biểu hiện của hiện tượng mất vững khớp khuỷu thì vai trò của chỏm quay khá quan trọng trong việc thực hiện truyền lực và cũng hạn chế quá trình mất vững ra ngoài khớp khuỷu. Vì vậy, trong trường hợp này cần lựa chọn phương pháp điều trị kết hợp xương hoặc thay chỏm xoay.
Với trường hợp gãy chỏm quay phức tạp mà không có mất vững khớp khuỷu có thể áp dụng điều trị loại bỏ chỏm quay. Tuy nhiên, những nghiên cứu cơ sinh học thực hiện ở những trường hợp gãy chỏm quay cho thấy có sự tăng mức độ vẹo ngoài cùng với xoay ngoài của xương trụ so với xương cánh tay khi thực hiện loại bỏ chỏm quay trong khi dây chằng vẫn còn nguyên. Mặt khác, nếu mất vững khớp khuỷu có thể được chỉ định bỏ chỏm quay cho bệnh nhân với tình trạng thoái hóa khớp sớm, tỷ lệ mất vững ngoài tới hơn 75% và các chức năng của cẳng tay hầu như kém hoạt động. Vì vậy, lựa chọn lương pháp điều trị loại bỏ chỏm quay cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Cho nên việc chỉ định thay đài quay có thể tăng hiệu quả điều trị cho những trường hợp gãy phức tạp.
Hiện nay có khá nhiều phiên bản chỏm quay nhân tạo. Phiên bản chỏm quay nhân tạo bằng silicon xuất hiện khá sớm nhưng khi áp dụng điều trị thực thế thì không đáp ứng được với phục hồi mất vững vẹo ngoài của khớp khuỷu nên cho đến nay không được sử dụng nữa. Những chứng minh thực nghiệm của các chỏm quay nhân tạo được làm từ chất liệu kim loại cho thấy về khả năng phục hồi chuyển động của khớp khuỷu bình thường kèm theo đó có khả năng làm cứng khớp khuỷu cả trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương hay còn nguyên dây chằng. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy tỷ lệ hiệu quả cao trong việc sử dụng chỏm quay nhân tạo kim loại trong điều trị gãy chỏm quay có hoặc không có tổn thương mất vững khớp. Tuy nhiên, khi sử dụng chỏm quay nhân tạo đều phải đối mặt với vấn đề mài mòn, thoái hóa khớp sớm, lỏng khớp... và cần theo dõi đánh giá tình trạng này cả ngắn hạn cũng như dài hạn.
Trường hợp bệnh nhân gãy chỏm quay loại 4 theo phân loại của Mason đồng thời liên quan đến trật khớp khuỷu có thể xảy ra chiếm khoảng 10%. Điều trị trường hợp này không đơn thuần điều trị gãy chỏm quay mà còn đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình điều trị cả về cấu trúc làm vững khớp khác bị tổn thương trong cơ thể. Trong quá trình phẫu thuật vùng chỏm quay thì kết hợp tạo hình các dây chằng và phần mềm bên ngoài.
Chấn thương, vỡ khớp hoặc gãy chỏm quay phúc tạp đòi hỏi có phương pháp phẫu thuật chính xác và phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh viện Vinmec đã làm chủ và áp dụng các kỹ thuật thay đài quay nhân tạo cũng như các kỹ thuật liên quan đến chấn thương, vỡ khớp giúp điều trị người bệnh nhanh chóng phục hồi, hạn chế được tối đa các biến chứng xảy ra so với các phương pháp điều trị cũ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.