Thấp khớp là gì: Khái niệm, triệu chứng và nguyên nhân

Thấp khớp là gì là một câu hỏi mà nhiều người tự hỏi khi gặp phải những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân ở các khớp. "Thấp khớp" không phải là thuật ngữ chính thức trong y khoa, nhưng thường được nhiều người dùng để chỉ các triệu chứng giống như viêm khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thấp khớp.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Thấp khớp là gì?

Đôi khi, nhiều người gặp những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân ở các khớp và tự hỏi liệu đây có phải bệnh thấp khớp không, dù chưa thực sự hiểu rõ thấp khớp là gì.

Thấp khớp (tên tiếng Anh: Rheumatism) đã từng được sử dụng để mô tả các vấn đề liên quan đến cơ và khớp. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ không còn sử dụng từ này vì quá chung chung và không mang tính chính xác.  

Ngoài ra, mọi người thường dùng từ "viêm khớp" để nói về bệnh viêm khớp thông thường (osteoarthritis), và "thấp khớp" để chỉ bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Tuy nhiên, cách sử dụng này không hoàn toàn chính xác và có thể dẫn đến hiểu lầm về bản chất căn bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh về khớp mãn tính phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, biểu hiện qua tình trạng viêm khớp mãn tính, xen kẽ với các đợt tiến triển. Bệnh nhân bị viêm nhiều khớp, nhất là các khớp bàn ngón tay, hai bên khớp bị viêm giống nhau (đối xứng). Buổi sáng, người bệnh dễ bị cứng khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. 

Thấp khớp là gì khiến nhiều người tự hỏi khi gặp phải những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân ở các khớp.
Thấp khớp là gì khiến nhiều người tự hỏi khi gặp phải những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân ở các khớp.

Ngoài tổn thương khớp, bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện ngoại khớp như: hạt thấp dưới da, viêm mạch, tổn thương tim mạch, phổi …  

2. Triệu chứng và dấu hiệu thấp khớp là gì?

Sau khi hiểu rõ về thấp khớp là gì, bệnh nhân cần nhận biết những triệu chứng của bệnh. Bệnh có diễn biến mãn tính và có thể xuất hiện các đợt cấp tính. Trong đợt cấp tính, bệnh nhân có biểu hiện viêm đa khớp, sưng đau, sốt , có thể kèm theo tổn thương nội tạng.

2.1 Biểu hiện ở khớp

Các khớp dễ bị ảnh hưởng nhất bởi bệnh thấp khớp là gì, câu trả lời bao gồm các khớp liên đốt ngón tay, ngón chân, cổ tay, khuỷu, gối và cổ chân. Khi bệnh tiến triển, các khớp này có thể bị viêm, sưng, nóng và gây đau, nhưng ít khi đỏ. Đặc biệt, các khớp ngón tay gần có hình dạng hình thoi và thường xuyên cứng vào buổi sáng, kéo dài từ vài giờ đến nhiều giờ tùy theo mức độ viêm.

Nếu bệnh không được điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể trải qua nhiều đợt viêm liên tiếp, và các khớp bị biến dạng nhanh chóng với nhiều hình dạng khác nhau như bàn tay gió thổi, cổ tay lưng lạc đà, ngón tay hình cổ cò, ngón tay gần hình thoi, khớp bàn ngón biến dạng, gân duỗi ngón tay thường bị đứt (đặc biệt là gân ngón tay số 4 và 5), gan bàn chân tròn, và ngón chân hình vuốt thú.

Ở giai đoạn muộn, bệnh thường gây tổn thương ở các khớp vaiháng. Tổn thương có thể lan tới cột sống cổ, gây ra các biến chứng thần kinh nghiêm trọng như liệt tứ chi. Bệnh nhân có nguy cơ cao bị tàn phế do các di chứng của bệnh.

2.2 Các biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

Hạt thấp dưới da hay còn được gọi là hạt dạng thấp, thường xuất hiện trên xương trụ gần khớp khuỷu, xương chày gần khớp gối hoặc quanh các khớp nhỏ của bàn tay. Các hạt này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều hạt, với đặc điểm là chắc, cố định, không đau và không vỡ.

Viêm mao mạch là biểu hiện có thể nhận thấy qua các đốm hồng ban trên gan bàn tay và bàn chân, hoặc các tổn thương hoại tử của tiểu động mạch ở quanh móng tay hoặc đầu chi, đôi khi còn kèm theo tắc mạch lớn gây hoại thư. Triệu chứng này là biểu hiện của tình trạng bệnh đang có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.

Các cơ, gân, dây chằng và bao khớp: Do giảm hoạt động, các cơ gần khớp bị teo lại. Hiện tượng kén khoeo chân, hay còn gọi là kén Baker, có thể xảy ra và thoát vị xuống cẳng chân.

Biểu hiện ở nội tạng: Triệu chứng ở cơ quan nội tạng của bệnh thấp khớp là gì? Các dấu hiệu này thường hiếm và chỉ xuất hiện ở giai đoạn nặng, bao gồm phổi, viêm màng phổi, cơ tim, van tim và màng ngoài tim. 

Triệu chứng ở cơ quan nội tạng của bệnh thấp khớp là gì? Các dấu hiệu bao gồm tổn thương các cơ quan như cơ tim, van tim và màng ngoài tim.
Triệu chứng ở cơ quan nội tạng của bệnh thấp khớp là gì? Các dấu hiệu bao gồm tổn thương các cơ quan như cơ tim, van tim và màng ngoài tim.

2.3 Các triệu chứng khác

  • Hội chứng thiếu máu có thể xuất phát từ viêm mạn tính hoặc thiếu máu do xuất huyến đường tiêu hóa, do ảnh hưởng của thuốc corticoid, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc nhóm DMARD’s như methotrexate.
  • Rối loạn thần kinh thực vật có thể biểu hiện qua các cơn nóng giận hoặc thay đổi tính tình.
  • Ngoài ra, một số biểu hiện ít gặp khác gồm hội chứng ống cổ tay và cổ chân do tổn thương dây chằng, hủy khớp ở bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm mống mắt và nhiễm bột ở thận.

Thấp khớp gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh, nên nhiều người muốn biết nguyên nhân khiến người bệnh mắc bệnh thấp khớp là gì?

3. Nguyên nhân gây thấp khớp là gì?

Nguyên nhân gây thấp khớp là gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân nhưng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung có liên quan đến yếu tố nhiễm khuẩn, đặc điểm cơ địa như giới tính nữ, độ tuổi trung niên, và các yếu tố gen như HLA, cũng như do rối loạn miễn dịch.

Sự liên quan của tế bào lympho B, tham gia vào hệ miễn dịch dịch thể, và tế bào lympho T, tham gia vào miễn dịch qua trung gian tế bào, cùng với sự hiện diện của các tự kháng thể (như anti CCP, RF) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1) cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh.

4. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh thấp khớp?

Bệnh thấp khớp không phân biệt tuổi tác hay giới tính, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là phụ nữ trung niên, từ 40-60 tuổi.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp là gì sẽ được liệt kê ngay bên dưới:

  • Nhiễm trùng do virus (ví dụ: virus Epstein-Barr, Parvovirus) hoặc vi khuẩn (như Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột).
  • Điều kiện sức khỏe kém hoặc chấn thương trước đó, điều kiện môi trường như thời tiết lạnh ẩm kéo dài, độ tuổi và giới tính (đặc biệt là phụ nữ trên 40 tuổi).
  • Yếu tố di truyền và sự hiện diện của gen HLA-DR4.
  • Hút thuốc lá: Người hay hút thuốc có nguy cơ bị mất sụn, gãy xương gấp đôi so với người không hút.
  • Nghề nghiệp: Những công việc như sơn móng tay, thợ sơn hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với acetone, thuốc trừ sâu, và các chất dầu mỏ.
  • Chế độ ăn uống: Người thường xuyên tiêu thụ chất béo bão hòa nhưng lại thiếu hụt chất chống oxy hóa cũng có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
  • Tư thế làm việc: Sai tư thế khi ngồi làm việc có thể dẫn đến co cứng cơ bắp, tăng áp lực lên cột sống và các khớp. 
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.

Mọi người cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ thấp khớp là gì để sử dụng đúng và tránh gây nhầm lẫn với những bệnh xương khớp khác. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ mắc thấp khớp cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe