Nhiễm độc kim loại nặng là sự tích tụ của nhiều kim loại khác nhau trong cơ thể. Các yếu tố như môi trường, điều kiện sinh hoạt chính là nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm kim loại nặng. Vậy là sao để thải độc kim loại nặng? Có cách nào để hạn chế nhiễm độc kim loại không?
1. Nhiễm độc kim loại nặng
Nhiễm độc kim loại nặng là hiện tượng cơ thể dung nạp quá nhiều kim loại khác nhau. Nguyên nhân có thể là do môi trường tiếp xúc với nhiều kim loại hay thực phẩm sử dụng nhiễm kim loại. Chất phóng xạ cũng không ngoại trừ trong trường hợp này.
Một số kim loại nặng phổ biến là kẽm, đồng và sắt nhưng chúng tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên nó chỉ có ích khi cơ thể hấp thụ một lượng nhỏ vừa đủ. Trong một số trường hợp hấp thụ quá nhiều kim loại dẫn đến ngộ độc nặng có thể xảy ra với bệnh wilson. Nghiêm trọng hơn là bạn sẽ có nguy cơ tử vong.
Tùy vào tình trạng bệnh lsy, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thải độc kim loại nặng có thể dùng thuốc tiêm tĩnh mạch dưới sự giám sát của các cán bộ y tế. Cơ chế hoạt động của thuốc là tương tác với kim loại và đào thải ra ngoài. Độc tính kim loại trong cơ thể sẽ được đo bằng cách xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Tiêm tĩnh mạch là một phương pháp thải độc kim loại nặng tự nhiên. Nhưng các phương pháp này chưa được công nhận cũng như đảm bảo hoàn toàn tuyệt đối công dụng. Với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thực phẩm để hút kim loại khiến chúng từ từ đi ra khỏi cơ thể.
2. Triệu chứng nhiễm độc kim loại nặng
Khi cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng có thể dẫn đến nguy cơ xấu cho sức khỏe. Các phản ứng phụ của bệnh này sẽ khiến bạn đau đầu hoặc tổn thương một số cơ quan nội tạng. Thủy ngân, chì, asen và cadmium hay một số kim loại nặng khác được khuyến nghị không nên nạp vào cơ thể. Bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng cấp tính sau nếu nhiễm độc kim loại nặng:
- Đau đầu
- Đau bụng
- Chuột rút
- Buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa
- Mệt mỏi kiệt sức
- Khó thở
Đây là những biểu hiện ban đầu cảnh báo bạn nhanh chóng điều trị. Trong một số trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu
- Nhiễm trùng mãn tính
- Suy giảm chức năng não khiến bạn khó điều khiển hành vi và cảm xúc
- Rối loạn thị giác
- Mất ngủ
- Tê liệt
3. Thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng nhiễm kim loại nặng
Nhiều trường hợp tích tụ kim loại nặng trong cơ thể do nguồn gốc từ thức ăn. Đây cũng là mối nguy cần được chú ý và cải thiện ngay. Theo nghiên cứu, một số món ăn có thể nhiễm độc kim loại hoặc bản chất nó từ đầu đã chứa một lượng kim loại nặng không tốt cho cơ thể. Có nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên chúng ta xây dựng thực đơn da dạng.
Liệu đây có phải nguyên nhân? Có phải sự đa dạng về nguồn thực phẩm sẽ hạn chế đi bớt nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng? Sau đây là một số nghiên cứu phân tích cho bạn tham khảo.
Thực phẩm nên ăn để thải độc kim loại nặng
Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn thải độc kim loại nặng. Đây được cho là phương pháp tự nhiên an toàn cho cơ thể. Những thực phẩm này liên kết với các kim loại và đưa chúng đến hệ tiêu hóa. Sau đó kim loại được đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn đang làm việc trong môi trường chứa nhiều kim loại nặng hãy bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Những nguyên tố vi lượng này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe bạn.
Một số thực phẩm có chức năng thải độc kim loại nặng gợi ý cho bạn:
- Ngò
- Tỏi
- Việt quất
- Nước chanh
- Tảo xoắn
- Trà xanh
- Cà chua
- Men vi sinh
Vitamin được khuyến nghị bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên bạn kém hấp thụ có thể bổ sung thông qua một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng. Sự thiếu hụt vitamin B, B6 và C sẽ khiến cơ thể kém đi và dễ bị kim loại nặng tấn công. Theo các báo cáo khoa học, vitamin C được tìm ra là một chất có tác dụng chelat hóa sắt. Cùng đó khi nghiên cứu trên động vật, vitamin B1 được chứng minh là làm giảm lượng sắt trong cơ thể.
Ngoài ra, các loại thuốc bổ sung đều cần được kiểm tra kỹ càng. Hãy liên hệ để nhận tư vấn từ bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng vitamin. Điều đó không mang lại hiệu quả cho sức khỏe. Thay vào đó hãy luôn khám định kỳ và cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng. Dưới kinh nghiệm chuyên môn họ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn tốt nhất.
Những thực phẩm cần tránh để không nhiễm độc kim loại nặng
Một phương pháp khác để giải độc kim loại nặng chính là kết hợp khẩu phần ăn tăng hoa quả và trái cây. Bên cạnh đó một số thực phẩm cần được loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn ăn uống.
Có thể kể đến thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo dư thừa. Những thực phẩm này chứa ít giá trị dinh dưỡng khiến cho quá trình thải độc chậm lại khiến cho quá trình thải độc không đạt hiệu quả. Đồng thời việc tích tụ chất béo dư thừa sẽ tăng nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể.
Để ngăn chặn nhiễm độc kim loại nặng bạn cần tránh một số thực phẩm sau:
- Gạo, đặc biệt là gạo lứt. Chúng chứa nhiều arsen không tốt cho sức khỏe.
- Cá biển có hàm lượng thủy ngân cao
- Rượu
- Thực phẩm vô cơ
Ngộ độc kim loại nặng có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Nếu không điều trị sớm có thể bạn sẽ bị đe dọa đến tính mạng. Vì vậy hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ các chỉ số của cơ thể. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp kim loại nặng được đào thải ra ngoài tốt hơn.
Thải độc kim loại nặng có thể là cả một quá trình. Nhưng hãy làm từ khi mới bắt đầu để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Nếu bạn dự định ăn kiêng giải độc hãy tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com