Teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon ít phổ biến hơn nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị phù hợp cho người bệnh thì bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của bàn tay, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày.
1. Hội chứng kênh Guyon là gì?
Kênh Guyon trong cơ thể là kênh chạy dọc mép dưới của bàn tay hướng về phía ngón út và dây thần kinh dây trụ. Ở giữa kênh, dây thần kinh trụ sẽ tách ra thành hai nhánh:
- Nhóm nhánh nông: Sau khi tách nhánh chi phối cho cơ gan tay ngắn sẽ chi phối cảm giác ngón IV, V;
- Nhóm nhánh sâu: Được tách ra thành một nhánh chi phối cho cơ ở vị trí ô mô út rồi đi vòng ra phía ngoài để chi phối cho các cơ giun, cơ liên cốt mu tay, gan tay và nhánh tận cùng chi phối cho cơ liên cốt mu tay I.
Trong trường hợp dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây các biểu hiện tê bì tay hoặc teo cơ bàn tay trên lâm sàng. Triệu chứng tê bì tay và teo cơ bàn tay sẽ tùy theo từng vị trí bị chèn ép. Vì vậy hội chứng kênh Guyon được gọi là bệnh chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay.
2. Nguyên nhân, triệu chứng hội chứng kênh Guyon
Những nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng kênh Guyon là do chấn thương vùng cổ tay, người phải vận động cổ tay thường xuyên hoặc gan tay bị đè ép nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể bị teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon do các bệnh lý viêm xương khớp ở cổ tay, hạch chèn ép hoặc bệnh lý mạch máu...
Hội chứng kênh Guyon sẽ xuất hiện trên cơ thể của người bệnh tùy thuộc vào vị trí chèn ép của dây thần kinh trụ với biểu hiện như sau:
- Trường hợp do chèn ép thân dây trụ: Người bệnh bị giảm cảm giác, tê bì tay ở ngón 5 và nửa ngón số 4 yếu. Nếu tổn thương nặng hơn sẽ dẫn đến triệu chứng bàn tay vuốt trụ.
- Nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon: Người bệnh vẫn có cảm giác bình thường nhưng độ khéo léo của cử động bàn tay giảm, không thể dạng các ngón tay. Tương tự trường hợp do chèn ép thân dây trụ, người bệnh sẽ có triệu chứng bàn tay vuốt trụ nếu bệnh nặng
- Tổn thương nhánh nông của dây trụ: Khi bị tổn thương nhánh nông của dây trụ, triệu chứng thường gặp là giảm cảm giác các ngón 4 và 5.
3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng kênh Guyon
Việc chẩn đoán hội chứng kênh Guyon chủ yếu dựa vào việc thăm khám lâm sàng thần kinh, chẩn đoán điện cơ để giúp xác định khu vực tổn thương, đánh giá mức độ bệnh và theo dõi việc điều trị. Chụp X quang xương cổ bàn tay, siêu âm, MRI... trong trường hợp cần thiết.
Các phương pháp chủ yếu dùng để điều trị teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon bao gồm:
- Điều trị bảo tồn: Với phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được bất động cổ tay, cố định cổ tay ở tư thế chức năng kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm, tiêm steroid tại chỗ.
- Phẫu thuật: Khi điều trị bảo tồn không cho hiệu quả, người bệnh có thẻ phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép của dây thần kinh trụ ở cổ tay. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật teo cơ bàn tay có thể gây ra biến chứng như tăng cảm lòng bàn tay, tê bì tay lâu ngày hoặc nhiễm trùng.
Bệnh nhân bị teo cơ bàn tay và hội chứng kênh Guyon có thể đến Khoa phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Khoa có thế mạnh là phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, sau phẫu thuật tim - lồng ngực và phục hồi chức năng hô hấp nhi khoa. Đặc biệt, Vinmec sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn Phục hồi chức năng với nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với người bệnh. Các phân khu như: khu khám bệnh, khu vật lý trị liệu, khu vận động trị liệu,... đều được thiết kế rộng rãi, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân để thu được kết quả trị liệu tốt nhất. Đồng thời, Khoa Phục hồi chức năng còn được trang bị hệ thống máy móc trị liệu đến từ các quốc gia đi đầu về công nghệ như Hà Lan, Nhật Bản,... sẽ đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.