Tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành đã được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại. Tuy nghe qua có vẻ giống nhau nhưng chúng khá khác biệt ở nhiều khía cạnh - cả chức năng lẫn ứng dụng thực tiễn. Lựa chọn loại tế bào gốc phù hợp trong điều trị cũng là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.
1. Tổng quan về tế bào gốc
Tế bào gốc hiện đang là một phần quan trọng của nghiên cứu y khoa quan trọng trên toàn cầu. Các chuyên gia cũng tin rằng, rất nhiều bệnh có thể được điều trị bằng tế bào gốc trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng của tế bào gốc đã được đưa vào điều trị thực tế. Với sự trợ giúp của công nghệ cấy ghép tế bào gốc, nhiều phép màu đã xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý.
Vậy tế bào gốc là gì? Cả tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành là một loại tế bào đặc biệt trong cơ thể người. Loại tế bào này có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau.
Tế bào gốc có hai tính chất, cụ thể là:
- Có khả năng phân chia và tạo thành nhiều tế bào gốc khác.
- Có khả năng biệt hoá để trở thành một loại tế bào cụ thể, có chức năng riêng biệt.
Về phân loại, tế bào gốc được phân loại thành 3 loại chính. Tuy nhiên, phân loại này sẽ dựa trên sự hình thành của tế bào ở các thời điểm trong đời, gồm tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc vạn năng cảm ứng.
- Tế bào gốc phôi: Đây là loại tế bào chỉ phát triển trong thời gian phôi thai mới hình thành.
- Tế bào gốc trưởng thành: Loại tế bào này xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Khi bị tổn thương, các tế bào này sẽ phát triển và sửa chữa các thương tổn.
- Tế bào gốc vạn năng cảm ứng: Tế bào này không có trong cơ thể. Thay vào đó, các tế bào này được tạo ra từ phòng thí nghiệm dựa trên các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, tế bào gốc vạn năng cảm ứng có đặc tính tương tự như tế bào gốc phôi.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, tế bào gốc có thể điều trị được rất nhiều bệnh có thể kể đến như bệnh tim, tiểu đường, Alzheimer hay viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, trong bài viết này, hãy tập trung vào tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc phôi. Đây là hai loại tế bào gốc phổ biến nhất trong điều trị, vậy, chúng khác nhau thế nào?
2. Sự khác nhau giữa tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành
Trước tiên, hãy làm rõ thêm về hai loại tế bào gốc này để dễ hiểu hơn về những điểm khác nhau của chúng.
2.1 Tế bào gốc phôi
Các tế bào gốc phôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình thai nhi phát triển. Do đó, các tế bào này chỉ được tìm thấy trong giai đoạn phôi và được gọi là tế bào gốc phôi.
Tế bào gốc phôi có thể là tế bào toàn năng, đa năng, ít tiềm năng, vạn năng và đơn năng. Các tế bào này có thể phát triển thành bất kì tế bào nào trong cơ thể.
2.2 Tế bào gốc trưởng thành
Tế bào gốc trưởng thành được lấy từ các mô và cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh. Nói cách khác, các tế bào gốc này chưa phân hoá nhưng lại nằm trong các cơ quan đã phân hoá (tuỷ xương và não).
Khi các cơ quan chứa tế bào gốc trưởng thành bị tổn thương, các tế bào này sẽ được kích hoạt để sửa chữa thương tổn.
Vậy sự khác nhau là gì? Mỗi tế bào gốc đều có khả năng tái tạo và biệt hoá. Tuy nhiên, tế bào gốc phôi sẽ quý giá hơn do tính đa năng của mình. Nhưng, việc điều trị đa phần sử dụng tế bào gốc phôi trưởng thành.
Điều này là vì đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, tế bào gốc phôi trưởng thành dễ sử dụng hơn. Còn có một số điểm khác biệt giữa hai loại tế bào gốc này bao gồm:
- Tế bào gốc trưởng thành chỉ có thể phát triển thành các loại tế bào nhất định. Loại tế bào gốc này thường ở tuỷ xương, não, gan, cơ xương, mô mỡ hoặc da.
- Tế bào gốc phôi có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Loại tế bào này chỉ xuất hiện trong phôi nang.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về các quá trình của tế bào trong cơ thể người mà còn mở ra những triển vọng mới trong việc ứng dụng các tế bào gốc trong y học tái tạo cũng như điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.