Tập nuốt bằng phản hồi sinh học

Rối loạn là sự suy giảm hoặc bị rối loạn quá trình nuốt ở giai đoạn miệng, hầu, thực quản làm ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc uống an toàn của người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi, trong đó trẻ nhỏ và người già là 2 đối tượng có nguy cơ mắc nhiều nhất. hiện nay y học đã tìm ra giải pháp điều trị tập nuốt bằng phản hồi sinh học.

1. Rối loạn nuốt là gì?

Khó nuốt là tình trạng bệnh nhân phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực để đẩy thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng xuống đến dạ dày. Trong một số trường hợp còn không thể nuốt thức ăn.

Quá trình nuốt và thở xảy ra chung trong hầu họng nên một trong các quá trình này có vấn đề, hoặc sự thiếu đồng bộ của nuốt và thở đều có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đường hô hấp của người bệnh khi nuốt và ăn chất lỏng và thức ăn an toàn.

Rối loạn nuốt ở người trưởng thành, người cao tuổi không phải là một bệnh mà là hậu quả thứ phát của các bệnh lý có nguồn gốc từ thần kinh, ung bướu, cấu trúc, tâm lý, hậu phẫu, bị bẩm sinh (ở trẻ nhỏ) hoặc do điều trị.

2. Phản hồi sinh học là gì?

Phản hồi sinh học (Biofeedback) là một phương pháp điều trị sử dụng các thiết bị cho phép một cá nhân tập luyện cách thức thay đổi hoạt động sinh lý nhằm với mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe và các hoạt động tự động.

Các thiết bị này đo lường một cách chính xác hoạt động mà bình thường không thể kiểm tra được như của sóng não, điện tim, nhịp thở, hoạt động co cơ, và nhiệt độ da,... sau đó phản hồi lại thông tin một cách nhanh chóng và chính xác cho người sử dụng.

Việc hiển thị các thông tin này - những thay đổi sinh lý thường xảy ra ở bệnh nhân cùng với những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi - thúc đẩy việc mong muốn thay đổi các hoạt động sinh lý. Qua thời gian, những thay đổi này có thể được duy trì mà không cần dùng thêm bất kỳ hỗ trợ nào nữa.


Chỉ định tập nuốt bằng phản hồi sinh học khi người bệnh bị chứng rối loạn nuốt
Chỉ định tập nuốt bằng phản hồi sinh học khi người bệnh bị chứng rối loạn nuốt

3. Chỉ định tập nuốt bằng phản hồi sinh học khi nào?

  • Người bệnh bị chứng rối loạn nuốt giai đoạn ở hầu do các bệnh lý: tai biến mạch máu, chấn thương sọ não, u não, bệnh Parkinson, viêm não, xơ hoá rải rác, bệnh Wilson...
  • Bị liệt hầu họng do nguyên nhân tổn thương thần kinh X hoặc nhánh của dây X
  • Mắc hội chứng Guillain - Garcin, sau khi phẫu thuật các khối u vùng cổ (u tuyến giáp, u thực quản)..
  • Bị liệt hầu họng sau phẫu thuật cột sống cổ cao ngang mức C2 - C3.
  • Bị liệt dây thanh

4. Kỹ thuật tập nuốt bằng phản hồi sinh học

Người thực hiện

  • Bác sĩ
  • Kỹ thuật viên

Phương tiện cần sử dụng

  • Máy ghi điện cơ, trên bề mặt có màn hình hiển thị.
  • 2 điện cực dùng để dán ngoài da vùng trên xương móng và 01 điện cực tham chiếu dán dưới cằm.

Tiến hành:

  • Bước 1: Dán điện cực dán tại vùng da cổ của bệnh nhân.
  • Bước 2: Khởi động máy, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện, đồng thời quan sát trên màn hình hiển thị đo điện cơ trên máy phản hồi sinh học:

Quan sát tín hiệu sEMG lúc nghỉ trong vòng 30 giây – tín hiệu là bình thường khi dưới 10mV.

  • Bước 3: Yêu cầu bệnh nhân thực hiện nuốt gắng sức từ 3 – 5 lần, theo dõi trên máy chỉ số sEMG cao nhất từ đó đưa ra mục tiêu chỉ số sEMG cần đạt được trong mỗi bài tập là tối thiểu 80%

Trong quá trình tập nuốt bằng phản hồi sinh học cần theo dõi và cho bệnh nhân nghỉ ngơi nếu mệt
Trong quá trình tập nuốt bằng phản hồi sinh học cần theo dõi và cho bệnh nhân nghỉ ngơi nếu mệt

Bài tập 1. Nghiệm pháp nuốt gắng sức

Yêu cầu bệnh nhân tiến hành nuốt thật mạnh sao cho vượt ngưỡng sEMG đặt ra ít nhất 10 lần bằng cách cho bệnh nhân vừa làm vừa quan sát trên màn hình hiển thị.

Cho nghỉ trong vòng 30 giây mỗi lần nuốt rồi lặp lại 5 lần tương tự

Bài tập 2. Nghiệm pháp Mendelsohn

  • Yêu cầu người bệnh tiến hành nuốt mạnh và giữ xương móng ở vị trí cao nhất trên ngưỡng sEMG đặt ra trong thời gian lâu nhất.
  • Thực hiện tập nuốt ít nhất là 10 lần.
  • Kỹ thuật viên theo dõi khi bệnh nhân thực hiện các nghiệm pháp và giải thích hình ảnh trên màn hình hiển thị ghi điện cơ bề mặt giúp bệnh nhân nhận thức được cách làm đúng.
  • Từ từ tăng dần mức độ khó của bài tập bằng cách cài đặt ngưỡng sEMG tăng dần lên và kéo dài thời gian giữ xương móng ở vị trí cao nhất.
  • Nghỉ trong 5 phút mỗi lần tập rồi lặp lại.

Lưu ý

  • Theo dõi quá trình bệnh nhân tập, hướng dẫn cách thực hiện đúng, ghi nhớ kết quả tập
  • Nếu bệnh nhân cảm thấy khô miệng khi phải nuốt khan liên tục có thể cho bệnh nhân uống từng ngụm nước nhỏ bằng thìa.
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi nếu mệt.

Tại Khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có chức năng điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú cho các bệnh nhân ở Hà Nội và khu vực phía Bắc (cả người Việt và người nước ngoài), trong các lĩnh vực Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa ...

Khoa có thế mạnh là các kỹ thuật thế mạnh về Phục hồi chức năng, phục hồi chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các trường hợp mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh cột sống, nhằm tăng cao tỷ lệ thành công ca điều trị, hạn chế tái phát đến mức thấp nhất và đẩy nhanh quá trình chữa trị trong thời gian ngắn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị liệu đạt tỷ lệ thành công cao, giúp cơ xương khớp, thần kinh cột sống có thể phục hồi chức năng và khả năng vận động. Tập trung nhiều bác sĩ giỏi, tay nghề cao, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, rất tận tình trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng thực hiện quá trình trị liệu và phục hồi chức năng cho kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu và sự mong muốn của khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Bộ y tế

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe