Tăng huyết áp vô căn – Căn bệnh nguy hiểm của tuổi già

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Tuyết Trinh - Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tăng huyết áp vô căn là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, khó phát hiện và điều trị. Bệnh viện Vinmec sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

1. Tăng huyết áp vô căn là gì?

Huyết áp bình thường của người khỏe mạnh là dưới 140/90 mmHg, nếu huyết áp từ 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp vô căn, nghĩa là không xác định được nguyên nhân; tăng huyết áp có nguyên nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp và là thứ phát sau một số bệnh. Trong đó, tăng huyết áp vô căn thường gặp ở người cao tuổi, từ 40 – 50 tuổi trở lên.

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến khoảng 95% trường hợp mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh tăng huyết áp vô căn

Một số triệu chứng hay gặp khi bị tăng huyết áp


Tức ngực là một trong những triệu chứng của cao huyết áp vô căn
Tức ngực là một trong những triệu chứng của cao huyết áp vô căn

Nếu gặp những triệu chứng bất thường trên nghi tăng huyết áp, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe và tim mạch, huyết áp.

Các chuyên gia Vinmec luôn khuyên: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bởi khi bệnh tăng huyết áp vô căn gây ra những triệu chứng rõ ràng thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về huyết áp cao không?

Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về huyết áp cao có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp.

2. Những biến chứng tăng huyết áp vô căn

Động mạch tổn thương vĩnh viễn

Các động mạch khỏe mạnh sẽ giúp lưu thông máu tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn, cứng cáp và chặt chẽ hơn. Cũng vì thế chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Biến chứng tại tim do tăng huyết áp

Tăng huyết áp luôn khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ mắc: Rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử...

Các biến chứng về não bộ

Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến, nhưng não bộ luôn cần lượng máu rất lớn. Tăng huyết áp có thể tác động làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể lâu dài có thể khiến tế bào não chết, đột quỵ.


Tăng huyết áp sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử.
Tăng huyết áp sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử.

Biến chứng ngoài tim và não

Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt.

Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán. Việc điều trị tăng huyết áp không khắc phục hoàn toàn những tác động đã gây ra nhưng cũng giúp làm giảm rủi ro cho tương lai.

Khi phát hiện những triệu chứng của tăng huyết áp, bạn cần sớm bệnh viện sớm để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị khắc phục.

3. Khi bị tăng huyết áp vô căn thì nên làm gì?

Khi có những cơn tăng huyết áp cấp tính:

  • Đầu tiên, cần nghỉ ngơi trong 15 phút. Sau đó, đo lại huyết áp, có thể dùng thuốc hỗ trợ nếu đã được bác sĩ kê đơn trước đó hoặc liên hệ xin ý kiến bác sĩ để dùng thuốc.
  • Thả lỏng cơ thể , giữ tâm lý ổn định, không quá xúc động, không nên nói nhiều, nhất là những cơn cãi vã, sốc tâm lý.
  • Không uống nước gừng, nước chanh hay ăn những thức ăn có đường. Những cách này không hiệu quả, thậm chí còn khiến huyết áp lên cao hơn.
  • Nếu sau thời gian nghỉ ngơi mà huyết áp không giảm thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng xấu.

4. Điều trị tăng huyết áp vô căn thế nào?

Tăng huyết áp vô căn do không xác định được chính xác nguyên nhân, do đó việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, đôi khi chỉ có thể khắc phục triệu chứng mà không giải quyết được triệt để vấn đề.


Người bệnh bị tăng huyết áp vô căn cần được theo dõi thường xuyên theo dõi sức khỏe và có liệu trình điều trị phù hợp
Người bệnh bị tăng huyết áp vô căn cần được theo dõi thường xuyên theo dõi sức khỏe và có liệu trình điều trị phù hợp

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn nhẹ

Tăng huyết áp vô căn nhẹ có thể không cần điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý thay đổi lối sống cũng như cách phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch...

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn nặng

Huyết áp tăng đồng nghĩa với nguy cơ phát triển thành bệnh tim mạch trong 10 năm tới là trên 20%, tỷ lệ khá cao nên việc sử dụng thuốc điều trị, khắc phục và phòng ngừa biến chứng. Việc điều trị kết hợp giữa toa thuốc và thay đổi lối sống, một số nhóm thuốc thường dùng là:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu
  • Nhóm thuốc ức chế canxi
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể Angiotensin.

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn trầm trọng

Nếu tăng huyết áp trầm trọng, huyết áp đạt đến 180/110 mmHg là báo hiệu vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân cần chuyển sang chuyên khoa để điều trị. Như tại Vinmec có khoa điều trị chuyên khoa sẽ giúp bạn khắc phục bệnh, giảm tối đa những biến chứng nguy hiểm làm tổn thương tim mạch và não bộ.

Lưu ý khi điều trị tăng huyết áp vô căn

Bệnh nhân đã mắc tăng huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và làm việc. Không được tự ý ngừng dùng thuốc điều trị khi thấy huyết áp tạm thời trở lại bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp không tự ý mua thuốc điều trị sử dụng khi không có chỉ dẫn và theo dõi của thầy thuốc, việc tự ý sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.


Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cholesterol, giảm muối
Người tăng huyết áp cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cholesterol, giảm muối

Trong chế độ ăn, người tăng huyết áp cũng cần ăn giảm muối, hạn chế những loại thức ăn muối chua có nhiều muối, những thức ăn loại phủ tạng động vật như lòng lợn, tim gan, thận, tiết canh, da các loại da cầm... vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol, triglyceride, gây rối loạn lipid máu và dẫn đến nguy cơ tim mạch nguy hiểm.

Nếu bạn đang thừa cân, béo phì, việc giảm cân là điều kiện tiên quyết, cắt giảm đường, điều chỉnh khẩu phần ăn và theo dõi huyết áp thường xuyên. Tăng huyết áp vô căn phát triển âm thầm nhưng có thể cướp đi sức khỏe và tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe