Tại sao hóa trị liệu lại gây rụng tóc?

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu - Trung tâm Ung bướu xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường thấy của điều trị ung thư. Đây là một mối lo ngại thực sự đối với nhiều bệnh nhân ung thư. Hình ảnh một bệnh nhân ung thư che đi chứng rụng tóc đã quá quen thuộc. Các thuốc hóa trị thường nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển. Cũng giống khối u, nang lông là một cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và phát triển tóc.

1. Rụng tóc do hóa trị

Nhìn chung các loại thuốc hóa trị không thể nhận biết đâu là tế bào lành, đâu là tế bào ung thư nên thuốc tiêu diệt hiệu quả tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, chính vì vậy tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Một số người đau khổ khi nghĩ đến việc rụng tóc đến mức họ từ chối hóa trị liệu, nhưng hầu hết mọi người sẽ thấy các lọn tóc mọc lại sau khi điều trị kết thúc.

Mức độ rụng tóc hay rụng tóc do hóa trị liệu, phụ thuộc vào loại ung thư, loại thuốc, liều lượng cụ thể và phác đồ điều trị.

Nhiều bệnh nhân trải qua đợt rụng tóc đầu tiên trong vòng 1 đến 2 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

Các vùng có ma sát cao trong khi ngủ, chẳng hạn như đỉnh đầu và hai bên tai, thường là nơi đầu tiên thấy rụng tóc. Tuy nhiên, điều này chủ yếu phụ thuộc vào tóc của từng cá nhân.


Tóc sẽ mọc trở lại sau một thời gian hóa trị
Tóc sẽ mọc trở lại sau một thời gian hóa trị

Những sợi tóc đang phát triển tích cực sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng vì các nang tóc đang phát triển có thể được sắp xếp thành từng mảng hoặc phân bố đều khắp da đầu, vì vậy không thể dự đoán trình tự rụng tóc cho mỗi người sẽ ra sao.

Sau 3 tháng, việc rụng tóc sẽ kết thúc.

Tóc mọc lại trong vòng 1 đến 3 tháng sau khi trị liệu kết thúc. Có tới 60 phần trăm bệnh nhân nhận thấy có sự thay đổi màu tóc hoặc cấu trúc trong đợt tóc mọc lại đầu tiên, và nhiều người tóc trở nên xoăn hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này chủ yếu là tạm thời và sau này tóc sẽ trở lại bình thường.

2. Tác động của rụng tóc

Tóc có một chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, vì vậy rụng tóc luôn được xếp hạng hàng đầu trong danh sách các ảnh hưởng đối với nhiều bệnh nhân trải qua hóa trị.

Một số bệnh nhân thậm chí từ chối hóa trị vì sợ rụng tóc. Phương pháp điều trị tốt nhất cho rụng tóc đang trong thử nghiệm. Các biện pháp đã biết đến như làm mát da đầu bằng túi nước đá hoặc mũ đặc biệt được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970. Phương pháp điều trị này là làm mát nhằm thu hẹp các mạch máu dẫn đến nang lông. Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ thành công lên tới 50 phần trăm với kỹ thuật này, nhưng rõ ràng cần có phương pháp trị liệu hiệu quả hơn.


Một số thuốc hóa trị mới đang được nghiên cứu nhằm hạn chế rụng tóc
Một số thuốc hóa trị mới đang được nghiên cứu nhằm hạn chế rụng tóc

3. Một số thuốc mới đang được nghiên cứu

Rất ít thông tin về cơ chế thuốc hóa trị gây ra rụng tóc. Hầu hết thông tin bắt nguồn từ các nghiên cứu sử dụng trên chuột.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào chết theo chương trình, hay còn gọi là apoptosis, rất có thể là nguyên nhân gây chết tế bào trong nang lông, khiến tóc rụng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Y tại Đại học Chicago, đã sử dụng các nghiên cứu kết hợp trên bộ gen để so sánh di truyền của bệnh nhân ung thư vú đã trải qua rụng tóc với những người không mắc bệnh.

Họ đã tìm thấy một số gen có thể liên quan đến việc mất chức năng nang lông. Một trong số đó, CACNB4 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào và quá trình apoptosis. Một gen khác, BCL9, được biết là có vai trò trong sự phát triển nang tóc.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nỗ lực phát triển các chất ức chế rụng tóc do hóa trị liệu hiệu quả, hy vọng sẽ giảm bớt gánh nặng mà tác dụng phụ không mong muốn này gây ra cho bệnh nhân ung thư.

Bài viết tham khảo nguồn: Medical news today 2019

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe