Tác dụng của thuốc Diprospan

Trong các loại thuốc điều trị các bệnh lý viêm xương khớp, thuốc Diprospan được sử dụng khá phổ biến cho viêm xương khớp cấp và mạn tính có đáp ứng với corticoid. Vậy tác dụng của thuốc Diprospan đầy đủ là gì?

1. Thuốc Diprospan là thuốc gì?

Thuốc Diprospan được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm 5+2mg/ml có thành phần chính gồm:

  • Betamethasone dipropionate: 5mg;
  • Betamethasone sodium phosphate: 2mg.

Thuốc Diprospan là sự kết hợp của các ester betamethasone mang đến hiệu quả kháng viêm, trị thấp khớp, kháng dị ứng, đặc biệt được sử dụng cho các chứng bệnh đáp ứng với corticoid. Thuốc Diprospan hấp thu nhanh sau tiêm và cho tác dụng kéo dài do betamethasone dipropionate tan yếu trong nước, trở thành kho dự trữ để cơ thể hấp thụ dần dần, giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh trong thời gian nhất định. Thuốc Diprospan có thể được tiêm bằng kim tiêm nhỏ.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Diprospan

2.1. Chỉ định

Người bệnh được chỉ định thuốc Diprospan trong các trường hợp bệnh viêm cấp hoặc mạn tính đáp ứng corticoid cụ thể là:

Ngoài ra, thuốc Diprospan cũng được chỉ định trong trường hợp bệnh bạch cầu trẻ em, hội chứng sinh dục – thượng thận, viêm kết tràng,...

2.2. Chống chỉ định

Đối với bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân, bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc đề nghị không được sử dụng thuốc Diprospan.


Thuốc Diprospan được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp cấp
Thuốc Diprospan được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp cấp

3. Cách sử dụng thuốc Diprospan

Thuốc Diprospan được dùng theo đường tiêm bắp cho tác dụng toàn thân. Một số trường hợp thuốc Diprospan được tiêm trực tiếp vào mô mềm khi có chỉ định, tiêm trong khớp, tiêm quanh khớp, tiêm trong sang thường, tiêm tại chỗ trong một vài bệnh viêm và nang ở chân... Thuốc Diprospan không được tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da. Trước khi tiêm thuốc Diprospan cần sử dụng các kỹ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt.

  • Dùng toàn thân: Khởi đầu dùng 1 – 2 ml, tiêm bắp sâu, có thể phối hợp thuốc Diprospan với Procain HCl 1% hay 2% trong ống tiêm (tuy nhiên hiếm khi phải dùng kết hợp thuốc Diprospan với một thuốc gây tê tại chỗ). Liều lượng và khoảng cách giữa các liều thuốc Diprospan phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và đáp ứng điều trị, với những bệnh nặng như lupus ban đỏ hay hen có thể dùng liều khởi đầu 2ml.
  • Tiêm trong khớp: Tiêm khớp lớn từ 1 – 2 ml thuốc Diprospan, khớp trung bình 0,5 – 1ml, khớp nhỏ từ 0,25 – 0,5ml;
  • Trong viêm cấp bao hoạt dịch dưới cơ delta, dưới mỏm cùng vai, mỏm khuỷu và trước xương bánh chè, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc Diprospan 1 – 2ml vào bao hoạt dịch để giảm đau và phục hồi vận động cho bệnh nhân trong vài giờ. Sau đó điều trị viêm bao hoạt dịch mạn tính với liều thấp hơn khi đã kiểm soát được triệu chứng cấp tính.
  • Có thể giảm đau, giảm nhức và giảm cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp trong 2 - 4 giờ sau khi tiêm 0,5 - 2 ml thuốc Diprospan vào trong khớp, thời gian thuyên giảm có thể là 4 tuần hoặc hơn;
  • Các bệnh da liễu có thể đáp ứng với Diprospan, liều Diprospan tiêm trong da được đề nghị là 0,2 ml/cm2 và tổng liều được tiêm ở tất cả các vị trí không vượt quá 1ml thuốc mỗi tuần;
  • Có thể kiểm soát viêm bao thanh mạc dưới chỗ chai cứng bằng cách tiêm thuốc Diprospan 0,25ml mỗi lần và liên tiếp 2 lần. Điều này có thể giúp làm giảm triệu chứng cứng ngón chân cái, 5 ngón chân vẹo vào nhau và viêm khớp trong bệnh gout nhanh chóng.

Liều thuốc Diprospan đề nghị với khoảng cách liều là 1 tuần:

  • Viêm bao thanh mạc dưới chỗ chai cứng hoặc chai mềm: liều 0,25 – 0,50ml;
  • Viêm bao hoạt dịch dưới lồi xương gót: liều 0,5ml;
  • Viêm bao hoạt dịch do cứng ngón chân cái: liều 0,5ml;
  • Viêm bao hoạt dịch do 5 ngón chân vẹo vào nhau: liều 0,5ml;
  • Nang bao khớp: liều 0,25 – 0,5ml;
  • Đau nhức các xương bàn chân: liều 0,25 – 0,5ml;
  • Viêm quanh gân: 0,5ml;
  • Viêm màng bao quanh xương hộp: 0,5ml;
  • Viêm khớp cấp do gout: 0,5 – 1ml.

Sau khi có đáp ứng tốt nên xác định liều duy trì thích hợp bằng cách giảm liều thuốc Diprospan từng lượng nhỏ trong những khoảng thích hợp cho đến khi đạt được liều thấp nhất vẫn duy trì được đáp ứng lâm sàng. Nếu bệnh nhân tiếp xúc với môi trường căng thẳng có thể tăng liều thuốc Diprospan.

Nếu sử dụng thuốc Diprospan cho trẻ em cần theo dõi trẻ cẩn thận, tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh do trong thời gian sử dụng thuốc hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ và ức chế sản xuất corticoid nội sinh.

4. Tác dụng phụ của thuốc Diprospan

Tác dụng không mong muốn của thuốc Diprospan liên quan trực tiếp đến thời gian và liều lượng thuốc. Thông thường tác dụng phụ của thuốc Diprospan sẽ thuyên giảm khi giảm liều thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ của thuốc Diprospan có thể xảy ra bao gồm:

  • Rối loạn nước và điện giải;
  • Ảnh hưởng đến hệ cơ, xương: bệnh nhược cơ, giảm khối cơ, loãng xương, gãy lún cột sống...;
  • Loét dạ dày tiến triển gây xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm loét thực quản;
  • Làm chậm lành vết thương, da mỏng, teo da, xuất hiện đốm xuất huyết và mảng bầm máu, ban đỏ, tăng mồ hôi, mề đay, phù mạch;
  • Co giật, tăng áp lực nội sọ, trầm cảm nặng, thay đổi nhân cách, mất ngủ;
  • Rối loạn kinh nguyệt, trẻ em chậm phát triển;
  • Nguy cơ bệnh tiểu đường, hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường;
  • Đục thủy tinh thể, mắt lồi, tăng áp lực nội nhãn;
  • Một số trường hợp quá mẫn có thể gây phản ứng giống như sốc phản vệ, hạ huyết áp.

Trừ trường hợp quá liều thuốc Diprospan trầm trọng, hầu hết trường hợp quá liều cấp do glucocorticoid thường không nguy hại đến tính mạng. Thuốc Diprospan có thể gây nên các tác dụng phụ ở mắt nếu dùng quá liều hoặc trong thời gian dài.


Thuốc Diprospan có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh
Thuốc Diprospan có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Diprospan

  • Không tiêm thuốc Diprospan vào tĩnh mạch hoặc dưới da;
  • Thuốc Diprospan chứa thành phần tan trong nước nên phân tán nhanh chóng từ nơi tiêm và có thể gây tác dụng toàn thân;
  • Thận trọng khi tiêm bắp thuốc Diprospan ở bệnh nhân ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát;
  • Corticosteroid như thuốc Diprospan nên được tiêm sâu vào khối cơ lớn để tránh teo mô tại chỗ tiêm;
  • Khi tiêm thuốc Diprospan vào mô mềm tổn thương và trong khớp có thể gây tác dụng toàn thân và cả tác dụng tại chỗ;
  • Không nên tiêm thuốc Diprospan vào khớp đã bị nhiễm khuẩn, nên điều trị bằng kháng sinh thích hợp khi được chẩn đoán nhiễm khuẩn;
  • Không nên tiêm thuốc Diprospan vào những khớp không cố định, vùng bị nhiễm khuẩn hoặc vào vùng giữa các đốt sống. Việc tiêm thuốc Diprospan nhiều lần vào khớp trong bệnh viêm xương khớp có thể làm tăng thoái hóa khớp, không tiêm trực tiếp vào gân vì sẽ gây bong gân;
  • Sau khi tiêm thuốc Diprospan vào trong khớp, bệnh nhân nên tránh vận động khớp quá mức;
  • Corticosteroid có thể che lấp một vài biểu hiện nhiễm khuẩn mới trong thời gian điều trị, làm giảm tính đề kháng và không thể khu trú nhiễm khuẩn;
  • Sử dụng corticosteroid như thuốc Diprospan kéo dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể dưới bao (đặc biệt là trẻ em), glaucoma, tổn thương dây thần kinh thị giác, tăng nhiễm khuẩn thứ phát ở mắt do nấm hoặc virus;
  • Thiểu năng vỏ thượng thận thứ phát do thuốc có thể là kết quả của việc ngừng corticosteroid quá nhanh;
  • Tác dụng của thuốc Diprospan tăng lên ở những bệnh nhân suy giáp hoặc xơ gan.

Có thể nói, thuốc Diprospan giúp giải quyết nhiều bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, thuốc này khi sử dụng sai cách có thể gây nên tương tác thuốc, giảm hiệu quả trong chữa bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ các quy định của bác sĩ khi dùng thuốc diprospan.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe