Bệnh suy tim là gì? Ai sẽ là người có nguy cơ cao mắc bệnh?
Suy tim là hiện tượng tim co bóp yếu dẫn đến khả năng bơm máu không hiệu quả, gây chậm lưu thông máu trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh xuất phát từ sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của tim.
Trong đa số trường hợp, suy tim dẫn đến sự suy giảm lưu lượng máu đến các cơ quan, gây tình trạng ứ huyết, và nước tích tụ tại các cơ quan. Những người có các bệnh ngoại vi như huyết áp cao, thiếu máu do mất máu cấp, tăng hoạt động của tuyến giáp, xuất huyết cấp, hoặc nhịp tim không đều, đều có nguy cơ cao mắc suy tim.
Những triệu chứng, dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh suy tim
Các dấu hiệu suy tim trái như:
- Khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của suy tim trái. Ban đầu, khó thở thường xảy ra khi cố gắng vận động, sau đó trở nên thường xuyên hơn và giảm khi nghỉ ngơi.
- Ho: Đôi khi, người bệnh có thể ho ra chất nhầy hoặc bọt, có thể có màu sắc hoặc có chứa máu.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi tăng lên khi người bệnh tăng cường hoạt động.
- Đau ngực: Thường xảy ra ở người bị suy tim trái do viêm cơ tim, bệnh mạch vành và các nguyên nhân khác.
- Nhịp tim nhanh: Gây cảm giác nhịp tim bất thường và có thể phát triển thành rối loạn nhịp nguy hiểm đe dọa tính mạng.
- Tăng cân đột ngột: Do sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, người bệnh có thể tăng cân một cách không bình thường.
Các triệu chứng của suy tim phải liên quan đến sự ứ trệ tuần hoàn do khả năng bơm máu từ tim bị suy giảm. Một số triệu chứng suy tim phải phổ biến:
- Khó thở: Thường xảy ra khi người bệnh nằm xuống hoặc làm việc cường độ cao.
- Ho khô: Có thể kèm theo cảm giác áp lực tĩnh mạch ngoại biên cao.
- Sưng chân và mắt cá chân: Do sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể.
- Tăng cân đột ngột: Do tích tụ chất lỏng và nước trong cơ thể.
- Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng: Có thể do ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Đi tiểu ít, nước tiểu màu sẫm: Do suy giảm chức năng thận.
- Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh bất thường, nghe tiếng tim thấy dấu hiệu Harter: Có thể là dấu hiệu của nhịp tim không đều.
- Tĩnh mạch cổ nổi to: Có thể là hiện tượng tăng áp tĩnh mạch.
Các dấu hiệu sớm của bệnh suy tim như:
- Khó thở thường xuyên: Người bệnh có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Triệu chứng này do khả năng bơm máu của tim bị suy giảm.
- Phù toàn thân: Người bệnh có thể bị phù ở các vùng cơ thể như chân, chân mày, tay, bụng và cả mặt. Phù thường đi kèm với việc tràn dịch trong màng phổi hoặc màng tim.
- Gan to và tĩnh mạch cổ nổi to: Suy tim có thể gây ra tăng kích thước của gan và làm tĩnh mạch cổ nổi rõ rệt. Đây là những biểu hiện khác của sự ứ trệ tuần hoàn.
- Dày thất và tim to toàn bộ: Sự yếu đối của tim có thể làm dày thành thất tim và làm tăng kích thước tổng thể của tim.
Bệnh suy tim liệu có chữa được không?
Có rất nhiều người đặt ra thắc mắc “Liệu bị bệnh suy tim thì có chữa được không?” thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé! Suy tim có thể điều trị được nếu như được phát hiện sớm và áp dụng liệu pháp chính xác thì người bệnh có thể sống lâu hơn trong nhiều năm. Tuy nhiên, suy tim là một bệnh khó điều trị hoàn toàn, chỉ có rất ít trường hợp được coi là khỏi bệnh sau điều trị. Dưới đây là một số tình huống cụ thể:
- Suy tim do hẹp van tim: Người bệnh có thể được coi là khỏi bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật sửa hoặc thay van tim.
- Suy tim do cao huyết áp: Kiểm soát huyết áp và tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp điều trị từ bác sĩ có thể giúp trì hoãn tiến trình suy tim và cải thiện triệu chứng.
- Suy tim do thiếu máu cơ tim: Người bệnh có thể được coi là khỏi bệnh sau khi thực hiện các phẫu thuật như đặt stent mạch vành, nông mạch vành hoặc phẫu thuật đắp cầu mạch vành.
- Suy tim do rối loạn nhịp tim: Cấy ghép máy khử rung tim giúp ổn định nhịp tim, làm chậm tiến trình suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, đối với suy tim có nguyên nhân khác như viêm cơ tim, viêm màng tim, đái tháo đường, suy vành... khi đã gây biến dạng cấu trúc tim, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị ở giai đoạn này cũng sẽ khó khăn hơn và không thể thực hiện các phẫu thuật xâm lấn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể giảm các triệu chứng và kiểm soát yếu tố nguy cơ để hạn chế tiến triển suy tim.
Các biện pháp điều trị bệnh suy tim hiện nay
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, nguyên nhân và đưa ra phác đồ để điều trị phù hợp giúp giảm triệu chứng và có thể kéo dài tuổi thọ. Bao gồm như:
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh suy tim
Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng, bạn có thể dùng một hoặc nhiều các loại thuốc điều trị suy tim như sau:
- Thuốc dùng để ức chế men chuyển, ngăn chặn thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn beta (Coveram, Coversyl, Micardis, Micardis...): Thuốc này giúp làm thư giãn mạch máu, giảm huyết áp, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, giảm áp lực cho tim.
- Thuốc giúp lợi tiểu (Furosemid): Thuốc có tác dụng làm tăng thải muối nước, giảm triệu chứng phù do suy tim.
- Thuốc đối kháng Aldosteron (Spironolacton): Nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali giúp giảm khối lượng công việc cho tim.
- Digoxin (DigoxineQualy): Thuốc làm chậm nhịp tim, giảm các triệu chứng suy tim kèm rung nhĩ.
Can thiệp làm phẫu thuật để điều trị nguyên nhân gây suy tim
Khi người bệnh đã không còn khả năng dung nạp các thuốc điều trị hoặc có nguy cơ cao bị suy tim, đột quỵ cao thì việc phẫu thuật là vô cùng cần thiết. Một số phương pháp can thiệp xâm lấn phổ biến thường được bác sĩ chuyên khoa lựa chọn như:
- Có thể chữa hoặc thay thế van tim đối với người bệnh bị hẹp, hở van tim.
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành hoặc dùng phương pháp đặt stent mạch vành với người mắc bệnh lý mạch vành.
- Cấy máy khử rung (ICD) đối với người bệnh bị rối loạn nhịp tim.
- Thay ghép tim.
Cách phòng ngừa bệnh suy tim
Để phòng ngừa bệnh suy tim hiệu quả, bạn nên:
- Hạn chế hoạt động thể lực và nếu suy tim nặng, cần nghỉ ngơi tại giường.
- Áp dụng chế độ ăn uống hạn chế muối. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu muối như thực phẩm chế biến sẵn, mỳ chính, nước mắm và các loại đồ ăn có nồng độ muối cao. Thay thế bằng các loại thực phẩm tươi sống, trái cây, rau củ giàu chất xơ.
- Giảm lượng nước và dịch được uống vào cơ thể. Điều này có thể yêu cầu giới hạn việc uống nước, nước giải khát có ga và các loại đồ uống có chứa cafein.
- Khi nồng độ oxy trong máu giảm xuống dưới 90% (SpO2 dưới 90%), cần sử dụng hỗ trợ thở oxy để cung cấp oxy cho cơ thể.
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, uống cà phê và tiêu thụ quá nhiều chất béo. Thay thế bằng chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ và hợp lý về dinh dưỡng.
Lưu ý rằng các phương pháp trên chỉ mang tính chất chung và cần được điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Ngoài ra, việc duy trì lịch hẹn khám bác sĩ định kỳ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng rất quan trọng để kiểm soát và phòng ngừa bệnh suy tim tốt nhất.
Nếu bạn đang nghi ngờ có triệu chứng sớm của bệnh suy tim và đang lo lắng không biết phải làm gì, hãy tới ngay Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Tại đây, Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao và tận tâm, VINMEC cam kết cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh viện còn sở hữu một loạt thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ phát hiện sớm và điều trị bệnh suy tim hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm tới số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động ngay trên ứng dụng MyVinmec để có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn khám mọi lúc mọi nơi.