Sức khỏe xương khớp dân văn phòng đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn do lối sống ít vận động, ngồi lâu trong nhiều giờ liên tục. Những thói quen này có thể tạo ra “kẻ thù thầm lặng” đối với hệ xương khớp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp các cách giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh trong môi trường làm việc.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Sức khỏe xương khớp dân văn phòng đang bị ảnh hưởng như thế nào?
Ngày nay, với cuộc sống hiện đại và công việc ngày càng đòi hỏi sự tập trung tại văn phòng, nhiều người đã bắt đầu nhận ra những tác động lớn mà lối sống văn phòng có thể gây ra cho sức khỏe xương khớp của họ. Những tác nhân chính ảnh hưởng đến xương khớp dân văn phòng là:
1.1 Nguy cơ mắc vấn đề về xương khớp
Ngồi quá nhiều và giữ một tư thế cố định trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc vấn đề xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp và đau nhức xương khớp. Đặc biệt là với những người làm việc văn phòng, thói quen ngồi lâu và ít vận động có thể làm suy giảm sự linh hoạt của xương khớp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp dân văn phòng.
1.2 Ngồi lâu một chỗ
Ngồi lâu là đặc điểm nổi bật của lối sống văn phòng, có tác hại vô cùng lớn đến sức khoẻ, đặc biệt là về xương khớp. Ngồi lâu khiến trọng lượng cơ thể dồn ép lên các khớp, đặc biệt là khớp đốt sống cổ, lưng và hông, dẫn đến các vấn đề xương khớp như:
- Tăng áp lực lên khớp: Ngồi liên tục trong thời gian dài gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp đốt sống cổ, lưng và hông.
- Giảm lưu thông máu: Lưu thông máu kém khiến các khớp thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thoái hóa, loãng xương.
- Yếu cơ bắp: Cơ bắp yếu ớt không thể hỗ trợ và bảo vệ khớp hiệu quả, làm tăng nguy cơ chấn thương.
1.3 Tư thế ngồi không đúng:
Ngồi khom lưng, gập cổ hay vắt chéo chân trong thời gian dài gây áp lực lên cột sống và các khớp, dễ dẫn đến các vấn đề xương khớp:
- Đau mỏi vai gáy
- Gây cong vẹo cột sống: Cúi đầu, khom lưng, vắt chéo chân tạo áp lực lên cột sống, dẫn đến vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Đau mỏi cơ bắp: Tư thế sai khiến cơ bắp phải hoạt động liên tục, dẫn đến căng cứng, mỏi mệt và đau nhức.
- Tăng nguy cơ tê bì tay chân: Chèn ép dây thần kinh do tư thế ngồi không đúng gây tê bì, ngứa ran ở tay chân.
1.4 Thiếu vận động:
Lối sống văn phòng thường xuyên kèm theo việc ngồi lâu và ít hoạt động vận động, làm yếu đi cơ bắp xung quanh xương khớp. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng cơ bắp, gây áp lực không đồng đều lên xương khớp và đau nhức. Ngồi lâu và ít vận động khiến cơ bắp yếu dần, giảm khả năng hỗ trợ và bảo vệ khớp, dẫn đến vấn đề xương khớp:
- Làm giảm mật độ xương: Ít vận động khiến xương yếu đi, dễ gãy, dẫn đến loãng xương.
- Tăng nguy cơ béo phì: Béo phì làm tăng áp lực lên khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Giảm độ linh hoạt: Cứng khớp, hạn chế vận động do thiếu vận động thường xuyên.
1.5 Căng thẳng:
Căng thẳng do áp lực công việc có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ:
- Viêm khớp: Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ viêm khớp.
- Trầm trọng thêm các bệnh lý về xương khớp: Căng thẳng khiến các triệu chứng đau nhức, mỏi mệt do bệnh lý xương khớp trở nên tồi tệ hơn.
2. Giải pháp và biện pháp cải thiện sức khoẻ xương khớp
2.1 Thay đổi tư thế thường xuyên:
- Đứng dậy, đi lại hoặc thực hiện các động tác giãn cơ ít nhất mỗi 30 phút.
- Sử dụng đồng hồ báo thức để nhắc nhở bản thân thay đổi tư thế.
- Tập các bài tập giãn cơ đơn giản tại chỗ.
2.2 Tập thể dục đều đặn
- Đảm bảo dành thời gian hàng ngày để vận động có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp và duy trì sức khỏe chung.
- Ít nhất 30 phút mỗi ngày, ưu tiên các bài tập tốt cho xương khớp như yoga, bơi lội.
- Tập các bài tập giãn cơ để tăng cường sự linh hoạt.
- Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời.
2.3 Sử dụng bàn ghế làm việc phù hợp:
- Chọn ghế có hỗ trợ tốt cho phần lưng dưới.
- Điều chỉnh độ cao của ghế và bàn để phù hợp với cơ thể.
- Sử dụng kê chân nếu cần thiết.
- Cải thiện môi trường làm việc với ghế và bàn làm việc thiết kế công thái học để giảm áp lực lên xương khớp.
2.4. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng
- Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế thức ăn nhanh và đồ uống có cồn.
2.5. Giảm căng thẳng cho cơ thể và tinh thần:
- Nghỉ ngơi điều độ và nâng cao tư duy, thực hiện các bài tập căng và tập luyện nhẹ giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm mệt mỏi từ thời gian ngồi lâu.
- Tập yoga, thiền, hoặc dành thời gian cho các hoạt động thư giãn.
- Ngủ đủ giấc mỗi đêm.
- Có kế hoạch quản lý công việc hiệu quả.
2.6 Thăm khám bác sĩ đúng chuyên khoa
Những ai đang gặp vấn đề về xương khớp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp.
Sức khỏe xương khớp dân văn phòng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do lối sống trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thường xuyên cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe xương khớp dân văn phòng, giữ cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Đừng để công việc văn phòng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân - hãy thực hiện những biện pháp đơn giản để bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.