Bạn nên tìm hiểu mọi thứ về trẻ sơ sinh 41 tuần tuổi gồm quá trình phát triển, các cột mốc quan trọng như nói chuyện, đi đứng, tăng trưởng, trí nhớ và nhiều hơn thế nữa....để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt.
1. Bé 41 tuần tuổi làm được gì?
Vào tuần này, trẻ dễ dàng tự kéo bản thân đứng lên và bạn chỉ cần giữ cả 2 tay thì bé có thể đứng thăng bằng, thậm chí trẻ có thể tập đi dạo cùng với bạn. Ngoài ra, trẻ 41 tuần tuổi có thể ngồi xuống từ từ thay vì chỉ ngồi phịch xuống như thời gian trước kia. Có những khi trẻ thích lắc lư và ngân nga theo âm nhạc, tạo ra cách nhảy vui nhộn của chỉ riêng chúng có. Nhảy nhót sẽ giúp tăng cường cơ bắp chân của bé và hoàn thiện cảm giác cân bằng của trẻ trong giai đoạn này.
Khi em bé của bạn đang chơi, đó là thời điểm mà bạn có thể nhận thấy trẻ bắt đầu trẻ tò mò như thế nào. Có vẻ như trẻ 41 tuần tuổi thích thú với tất cả các hoạt động hay đồ vật trong nhà như mở ngăn kéo và vứt bỏ tất cả đồ vật trong tủ ra. Đừng ngạc nhiên nếu bạn rời khỏi phòng trong 2 giây và quay lại và thấy con của bạn đã mở cửa tủ ra và lấy ra mọi DVD của bạn.
Trẻ 41 tuần tuổi cũng có thể thích trải nghiệm leo lên và thử giày dép của bạn, bởi vì trẻ chưa hoàn thiện khả năng đánh giá kích cỡ của vật, nên bạn có thể bắt gặp trẻ đang cố gắng ngồi lên một chiếc ghế dành cho búp bê. Ở tuổi này, bạn nên sẵn sàng chạy theo trẻ và chuyển hướng trẻ khi trẻ đang có ý định làm những việc nguy hiểm.
Xem thêm: Sự phát triển thần kinh, vận động bình thường ở trẻ em 1-12 tháng tuổi
2. Chăm sóc trẻ 41 tuần tuổi
Nếu trẻ đã đến thời điểm có thể đi nhà trẻ, bây giờ là thời điểm tốt để bạn đánh giá nhà trẻ nào phù hợp với con bạn. Dưới đây là một số gợi ý chính để giúp bạn đánh giá:
- Các giáo viên (hoặc người chăm sóc) quan tâm đến những hiểu biết của bạn về con bạn và nhiệt tình về từng trẻ trong quá trình chăm sóc.
- Giáo viên chủ động giao tiếp với trẻ, dành thời gian để cho bạn biết mỗi ngày trôi qua như thế nào và thảo luận về bất kỳ vấn đề nào phát sinh.
- Giáo viên đối xử với trẻ là độc nhất, quan sát hành vi và phản ứng với trẻ theo cách phù hợp với tính cách của trẻ, thay vì cố gắng áp dụng các quy tắc giống nhau với tất cả trẻ trong cùng một lớp.
- Giáo viên đặt ra giới hạn hợp lý và nhất quán trong việc chăm sóc trẻ.
- Giáo viên tập trung vào chăm sóc những trẻ được phân công.
- Giáo viên có trái tim nhân hậu và lòng yêu thương với trẻ.
- Giáo viên có hiểu biết về sự phát triển của trẻ để thực sự giúp bé xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ và thể chất.
- Giáo viên khuyến khích bạn gọi điện thoại hoặc ghé qua thăm trẻ bất cứ khi nào bạn muốn.
Mặc dù trẻ sẽ cần một chút thời gian để làm quen với những khuôn mặt hoặc địa điểm mới, nhưng bạn đừng lo vì hầu hết các em bé đều có trí nhớ ngắn nên cuối cùng trẻ dễ dàng chấp nhận thay đổi và hòa nhập với môi trường mới.
3. Tầm quan trọng của việc đọc sách
Bạn biết rõ việc đọc sách quan trọng với bé như thế nào. Việc ôm trẻ vào lòng và đọc cho trẻ một cuốn sách hay sẽ giúp làm tăng tình cảm mẫu từ, sự gắn kết giữa mẹ và bé. Ngoài ra, nghe một câu chuyện và xem hình ảnh trong câu chuyện đó sẽ giúp tăng kỹ năng ngôn từ, từ vựng và phát triển trí não của bé. Nhưng bạn có thể cảm thấy thất vọng vì con mình lại là đứa trẻ năng động và sẽ không ngồi yên khi bạn đọc sách.
Đừng lo lắng, đó không phải là rối loạn tăng động giảm chú ý. Nhiều trẻ ở độ tuổi này, đặc biệt là những trẻ tập trung phát triển thể chất là bò, trườn và đi, chạy nên khó ngồi yên trong hơn 2 hoặc 2 phút. Dưới đây là một vài gợi ý để rút ngắn thời gian kể chuyện:
- Đọc truyện cùng nhau khi bé đang trong tâm trạng thoải mái, chẳng hạn như ngay trước khi ngủ trưa hoặc đi ngủ vào buổi tối.
- Sử dụng những cuốn sách tranh đầy màu sắc, hấp dẫn trẻ và đọc truyện có thể không có nội dung trong sách, mà đọc những thứ mà trẻ đang nhìn hoặc thích thú với điều gì đó.
- Đọc sách có nội dung ngắn và thời gian đọc mỗi lần không quá một vài phút. Trẻ mười tháng tuổi ít quan tâm đến các dòng cốt truyện hơn là âm thanh của các từ và màu sắc nổi bật trong các hình ảnh trên trang sách.
Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: mamanatural.com, parents.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong