Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Giai đoạn 36 tuần tuổi biểu thị rất nhiều dấu hiệu về sự phát triển đang diễn ra trong đứa con nhỏ của bạn. Từ bò đến ngồi và quan sát môi trường xung quanh, bé sẽ bắt đầu quen với mọi thứ và tận hưởng những trải nghiệm mới mỗi ngày.
Trẻ 9 tháng tuổi có sự phát triển về cảm xúc, thể chất, vận động và nhận thức diễn ra cùng một lúc. Từ việc phát triển nỗi sợ phải ở một mình trong phòng hoặc lo lắng về sự chia ly đến ngạc nhiên khi va vào mọi thứ hoặc khám phá các sắc thái của nguyên nhân và kết quả. Do vậy, bạn cần phải linh hoạt và thích nghi với trẻ ở giai đoạn này. Từ cho ăn đến ngủ trưa, chơi, đưa trẻ ra ngoài để vui chơi giúp chúng học hỏi nhiều điều và phát triển nhanh chóng.
1. Sự phát triển của trẻ 36 tuần tuổi
Từ việc phát triển nỗi sợ phải ở một mình trong phòng hoặc lo lắng về sự chia ly đến ngạc nhiên khi va vào mọi thứ hoặc khám phá các sắc thái cảm xúc, bạn sẽ nhận thấy một đứa trẻ 36 tuần tuổi phát triển khá sớm. Hãy chuẩn bị cho giấc ngủ ngắn khi đang di chuyển vì đứa con nhỏ của bạn sẽ ngủ gật bất ngờ và sẵn sàng thay đổi lối sống và lịch trình của bạn. Bạn sẽ cần phải linh hoạt và thích nghi với từng thay đổi đó. Cho dù tốc độ tăng trưởng của chúng chậm hay nhanh, đây là một vài cột mốc phát triển mà bạn phải quan tâm.
1.1. Cho bé 36 tuần tuổi ăn
Giai đoạn này, trẻ có thể bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý. Ban đầu bạn có thể cảm thấy bực bội khi nhận thấy rằng trẻ không còn thích những món ăn cũ đã ăn trước giai đoạn này. Điều này là do một số điều mới lạ đã trở thành thói quen của trẻ và điều quan trọng trẻ cần có sự thay đổi. Bạn có thể cho trẻ một vài gợi ý cùng lúc: Một hỗn hợp các thức ăn rắn, xay nhuyễn và thực phẩm nghiền để thêm đa dạng và để trẻ tự quyết định những gì trẻ muốn ăn và tần suất trẻ muốn.
Tuy nhiên, một bữa ăn không nên kéo dài quá 40 phút, sau 40 phút trẻ ăn dù được nhiều hay ít bạn cũng nên dẹp sang một bên để tạo cho trẻ hiểu cái được gọi là “kỷ luật bàn ăn”. Trẻ sẽ không được ăn khi trẻ không tôn trọng thức ăn. Bạn có thể nhận thấy trẻ không còn hào hứng với các bữa ăn, và điều này là do trẻ đang còn bận rộn khám phá và di chuyển xung quanh. Ăn uống trở thành ưu tiên thứ hai. Đừng ép con bạn ăn những gì bé không muốn và để bé tự khám phá sự thèm ăn vì điều này dẫn đến việc khuyến khích và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh.
Những chiếc răng sữa vẫn đang trong quá trình mọc, trẻ 9 tháng tuổi có thể ưu tiên cho các loại thực phẩm mềm hơn các chất rắn cứng. Đảm bảo rằng bạn cung cấp cho trẻ rất nhiều tùy chọn để khám phá thị hiếu và kết cấu. Chúng có thể bao gồm cà rốt giòn, táo ngọt và yến mạch mềm. Bạn đừng quá lo lắng về việc trẻ có nhận đủ chất dinh dưỡng hay không. Miễn là bạn tiếp tục cung cấp cho trẻ sẽ tiếp tục ăn dù ít hay nhiều.
Cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ cho đến sinh nhật đầu tiên của trẻ và nếu không thì cần phải bổ sung bằng các loại sữa công thức đang có trên thị trường.
1.2. Cho bé 36 tuần tuổi ngủ
Hầu hết các em bé sẽ bước vào giai đoạn 'ngủ rác', chúng có thể bỗng nhiên đòi đi ngủ trước bữa tối hoặc ngủ thiếp đi khi chơi. Những giấc ngủ ngắn ban ngày của bé có thể được chia thành 2 phần và bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ kiểu ngủ thông thường nào.
Cân nhắc việc ngủ chung với trẻ và thực hiện giấc ngủ an toàn để đảm bảo cho trẻ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon. Nếu bạn gặp khó khăn với sự khó chịu của trẻ khi được đưa đi ngủ thì hãy để bé lang thang và chơi đùa với đồ chơi cho đến khi bé đủ mệt để ngủ. Thiết lập các tín hiệu ngủ nhịp nhàng như khuấy động cái nôi/xe đẩy hoặc bế bé đung đưa vỗ về một cách nhẹ nhàng để khuyến khích bé tự đưa mình vào giấc ngủ. Nhưng lưu ý đừng để bé chơi quá kích thích trước giấc ngủ chính, trẻ sẽ không thể ngủ ngon được.
1.3. Mẹo chăm sóc em bé 36 tuần tuổi
Với những thay đổi nhanh ở trẻ 36 tuần tuổi, các bà mẹ và người chăm sóc trẻ ở độ tuổi này nên có một vài mẹo để chăm sóc em bé được tốt hơn. Dưới đây là một vài mẹo cơ bản và hiệu quả:
- Đánh lạc hướng trẻ khi đang cho con bú: Trẻ 9 tháng tuổi là những “sinh vật” tò mò và thích khám phá. Hãy chắc chắn rằng cho con bú bữa đầu tiên vào buổi sáng và trước khi bé ngủ vào ban đêm. Tắt đèn trong thời gian cho con bú để tránh cho trẻ bị phân tâm và lo lắng.
- Đáp ứng sự tò mò của trẻ: Đưa cho trẻ những thực phẩm đơn giản mà trẻ có thể lấy bằng ngón tay cái và ngón trỏ. Hãy chắc chắn rằng chúng không gây nghẹt thở và có thể ăn được. Thêm sự đa dạng để cho phép trẻ khám phá những sở thích / kết cấu khác nhau và khám phá những gì trẻ thích/không thích.
- Mọc răng: Mọc răng sẽ diễn ra và nướu của trẻ có thể bị tổn thương. Cung cấp cho trẻ một số đồ chơi gặm nướu và thức ăn lạnh để làm dịu cơn đau.
1.4. Trò chơi và hoạt động cho bé 36 tuần tuổi
Chủ yếu có 2 loại trò chơi và hoạt động bạn có thể cho trẻ ở độ tuổi này thực hiện để giúp cho sự quan sát, thính giác và phát triển giác quan.
- Khuôn mặt trái cây: Cắt những miếng trái cây như quả kiwi, táo, dưa hấu và chuối và chỉ cho con bạn cách làm mặt với chúng. Làm mặt trái cây vui nhộn và khuyến khích trẻ bắt chước bạn. Khi bạn đã hoàn tất, cùng con ăn và tận hưởng!
- Dành thời gian tiếp xúc với thiên nhiên: Đây là một độ tuổi tốt để trẻ phát triển các kỹ năng quan sát của trẻ. Đưa con ra ngoài công viên hoặc vườn và nằm xuống bãi cỏ, cho con chạm vào những bông hoa, những chiếc lá, chỉ cho con con chim, con bướm đang bay, mô tả về đám mây, và cùng hít thở bầu không khí trong lành.
2. Cột mốc 36 tuần tuổi bé cần đạt được những gì?
Để ý tới các cột mốc sau vì chúng có khả năng xảy ra trong giai đoạn này. Như mọi khi, không theo một quy tắc cố định, và đây là những cột mốc phổ biến. Kết quả có thể khác nhau ở một số em bé:
- Những từ đầu tiên: Em bé của bạn có thể thốt ra những từ đầu tiên của mình như “ba, bà”. Bố mẹ nên quan sát ý định và cử chỉ của trẻ khi trẻ phát âm những từ đầu tiên.
- Đứng dậy nhưng cần sự hỗ trợ: Em bé của bạn sẽ có thể bám vào bàn, giường hay ghế dài gần đó và đứng với sự hỗ trợ. Trẻ thậm chí có thể tự mình đi bộ với sự hỗ trợ, ít nhất là một vài bước.
- Thu thập thông tin và ngồi: Bạn sẽ nhận thấy trẻ có thể bò tới lui từ phòng này sang phòng khác hoặc vòng quanh khá dễ dàng. Bé có thể tự ngồi thoải mái mà không cần hỗ trợ.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi trẻ 36 tuần tuổi gặp một số vấn đề bất thường sau thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp và nhận sự thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa:
- Trẻ không di chuyển nhiều
- Không thể ngồi đúng cách
- Không ăn bất cứ thứ gì hoặc không có sự thèm ăn
- Bị sốt hơn 39 độ C
- Trẻ không giao lưu mắt mắt với người đối diện.
Trẻ 9 tháng tuổi thậm chí có thể bắt đầu tập đi, nói một chút hoặc bò thành thạo ở tuổi này. Đôi khi mọi thứ phát triển với tốc độ chậm hoặc quá nhiều sự tăng trưởng thúc đẩy, thì mọi thứ đều vẫn ổn. Bố mẹ hãy kiên nhẫn khi cho trẻ 36 tuần tuổi ăn và ngủ. Thực sự, tất cả chỉ cần một chút thời gian kể từ khi trẻ lớn lên và làm cha mẹ, điều tốt để làm là linh hoạt và thích nghi với những thay đổi mới ở em bé.
Trẻ t36 tuần tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, mamanatural.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong