Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của Bộ Y Tế Việt Nam đối với trẻ em từ 1 đến 12 tháng tuổi sẽ giúp phụ huynh theo dõi và đánh giá khả năng phát triển của con chuẩn nhất.
1. Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi
Theo thông tin của Bộ Y tế, đối với các em bé có độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi, bố mẹ cần quan sát và theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của bé thông qua việc kiểm tra các kỹ năng sau đây:
Kỹ năng vận động thô
- Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi đã biết lật từ ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được và biết nâng cao đầu khi nằm sấp.
Kỹ năng vận động tinh
- Trẻ biết cầm, giữ đồ vật trong tay từ 1 - 2 phút, có thể dùng tay để đưa đồ vật vào miệng.
Kỹ năng ngôn ngữ
- Trẻ có thể phát ra âm thanh để gây sự chú ý của người khác, cười thành tiếng.
Kỹ năng cá nhân - xã hội
- Trẻ có thể nhìn theo vật chuyển động.
- Kỹ năng nhận thức: trẻ 1 đến 3 tháng biết hóng chuyện, mỉm cười hồn nhiên.
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi
Theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của bé trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi thông qua việc kiểm tra các kỹ năng:
Kỹ năng vận động thô
- So với giai đoạn trước, trẻ chỉ có thể lật từ ngửa sang nghiêng, giai đoạn này trẻ có thể lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa.
- Khả năng tự nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp ở trẻ từ 4 – 6 tháng đã được cải thiện.
- Khi kéo lên, trẻ có thể giữ vững được đầu thẳng.
- Khi ngồi trẻ có trụ vững hơn.
- Trẻ biết trườn ra phía trước và xung quanh.
- Khi được bố mẹ giữ người, trẻ đã có thể đứng được.
Nếu trẻ 6 tháng chưa biết lẫy, đây có thể là một vấn đề mà phụ huynh cần chú ý quan tâm. Tuy nhiên, trẻ 6 tháng chưa biết bò là hoàn toàn bình thường theo sự phát triển thần kinh, vận động.
Kỹ năng vận động tinh
- Điểm phát triển vận động tinh ở trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi cần phải có là biết với tay để cầm nắm đồ vật.
Kỹ năng ngôn ngữ
- Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có khả năng quay đầu về phía có tiếng động, đặc biệt khi trẻ nghe thấy giọng nói của một người nào đó.
- Biết bập bẹ các âm đơn như: ma, mu...
Kỹ năng cá nhân - xã hội
- Trẻ trong giai đoạn này rất thích cười đùa với mọi người
- Trẻ biết giữ đồ chơi của mình
- Kỹ năng nhận thức
- Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi rất ham thích môi trường xung quanh.
3. Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi
Theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của bé trong giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi thông qua việc kiểm tra các kỹ năng:
Kỹ năng vận động thô
- Trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi đã có thể tự ngồi được vững vàng.
- Trẻ bắt đầu tập bò và bò được thành thạo bắt đầu từ tháng thứ 7
- Trẻ có thể vịn đứng dậy khi có thành để bám chắc chắn.
Kỹ năng vận động tinh
- Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi đã có thể cầm hai vật và đập hai vật vào nhau.
- Biết chuyển tay một vật từ tay phải sang tay trái hoặc ngược lại.
- Trẻ có thể nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và một ngón tay khác.
Kỹ năng ngôn ngữ
Trẻ quay đầu về phía có tiếng nói.
- Biết phát ra âm rõ hơn: bà, cha, ba, măm...
Kỹ năng cá nhân - xã hội
- Trẻ 7 tháng tuổi trở lên đã có thể tự ăn bánh.
- Biết chơi ú oà, vươn người tới đồ chơi ngoài tầm tay.
- Biết vẫy tay, hoan hô.
Kỹ năng nhận thức
- Trẻ sẽ đáp ứng khi được gọi tên.
- Biết từ chối bằng cách giấu mặt và thường lấy tay che mặt khi người lớn rửa mặt.
4. Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi
Theo dõi sự phát triển thần kinh và vận động bình thường của bé trong giai đoạn từ 10 đến 12 tháng tuổi thông qua việc kiểm tra các kỹ năng:
Kỹ năng vận động thô
- Đây là giai đoạn trẻ tập đứng và có thể đứng vững.
- Trẻ bắt đầu tập đi, đi lại được vài bước khi có người dắt tay.
- Đến 12 tháng tuổi thì trẻ có thể đi được vài bước.
Kỹ năng vận động tinh
- Trẻ sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn.
- Biết đập hai vật vào nhau.
- Kẹp vật bằng hai đầu ngón tay.
Kỹ năng ngôn ngữ
- Trẻ có thể nói câu một hai từ.
- Có thể hiểu câu đơn giản.
Kỹ năng cá nhân - xã hội
- Biết chỉ tay vào vật yêu thích.
- Trẻ bắt đầu biết đập đồ chơi vào bàn, quẳng đồ chơi xuống đất...
- Thường lặp lại các hành động gây sự chú ý hoặc gây cười.
Kỹ năng nhận thức
- Trẻ đáp ứng với những mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản như “giơ tay lên”, “chào tạm biệt”.
- Gây sự chú ý với người khác bằng cách kéo quần áo.
- Biết xấu hổ khi có người lạ.
Nếu sự phát triển thần kinh và vận động của trẻ bị rối loạn gây ra tình trạng đa tàn tật về vận động, tinh thần, giác quan và hành vi...rất có thể trẻ đã bị bại não - căn bệnh để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội.
Để chăm sóc và điều trị cho trẻ bại não cần có một đội ngũ Y tế toàn diện để chăm sóc người bệnh lâu dài. Một những phương pháp được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai và đã đạt được nhiều khả quan đó là áp dụng Ghép tế bào gốc điều trị bại não.
Tại Vinmec, đối với mỗi trường hợp, trước khi chữa trị, phải thăm khám rất kỹ nhằm xác định mức độ phù hợp của bệnh nhân với phương pháp ghép tế bào gốc. Khi đủ yêu cầu cấy ghép, quá trình tách chiết và ghép phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối.
Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được kỹ thuật viên hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà. Quy trình được quản lý chặt chẽ, theo chuẩn quốc tế để nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Vinmec cũng đã và đang có rất nhiều chương trình hợp tác quốc tế để trao đổi chuyên môn cũng như cập nhật những kỹ thuật y khoa tiên tiến thế giới. Hằng tháng cũng đều có các chuyên gia y tế hàng đầu của Pháp đến thăm và trao đổi chuyên môn với các bác sĩ Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: Bộ Y tế