Stress: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, học tập, thi cử,... Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng stress quá độ sẽ khiến cho người bệnh có suy nghĩ tiêu cực và thậm chí có thể gây hại cho chính bản thân mình.

1. Stress là gì?

Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.

Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc stress như:

  • Người cơ thể yếu: Suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm đau,..
  • Môi trường sống không lành mạnh
  • Công việc quá sức
  • Người thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội
  • Ảnh hưởng stress từ những người xung quanh

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Nguyên nhân gây stress

Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố tác độngYếu tố từ bên trong:

  • Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,...
  • Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,...

Yếu tố từ bên ngoài:

  • Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
  • Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,...
  • Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,...

Người thiếu tự tin và ít mối quan hệ xã hội có nguy cơ cao bị stress
Người thiếu tự tin và ít mối quan hệ xã hội có nguy cơ cao bị stress

3. Triệu chứng của stress

Triệu chứng của stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như như thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc

  • Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,...
  • Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...

Người bị stress thường hay cáu gắt
Người bị stress thường hay cáu gắt

  • Biểu hiện hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...
  • Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...

4. Phương pháp điều trị stress

Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thay đổi môi trường sống và có thể sẽ kèm theo một số loại thuốc. Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như:

  • Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,...
  • Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia,...
  • Kiểm soát cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,...
  • Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh
  • Châm cứu, massage

Stress nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe như: bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút và cơ thể dần dần suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,... Những phương pháp để phòng ngừa stress hiệu quả:

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
  • Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp
  • Đặt mục tiêu thực tế
  • Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc vừa phòng ngừa stress vừa tốt cho sức khỏe
Ngủ đủ giấc vừa phòng ngừa stress vừa tốt cho sức khỏe

  • Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...
  • Thư giãn: nghe nhạc, xem phim, đọc sách,...

Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng tinh thần, một cá thể đang cố căng phản ứng thích nghi với môi trường. Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, stress quá độ và thường xuyên lặp lại nếu không được can thiệp có thể dẫn tới một số biến chứng như bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,... Do đó, khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay làm việc quá sức cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, có thể gặp các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe