Ngày nay, tỷ lệ người bị ung thư được điều trị thành công tăng lên. Sống sót sau ung thư được hiểu là những người bị ung thư sống sau khi hoàn tất quá trình điều trị bệnh, có thể là một thời gian ngắn hoặc dài, cũng có một số trường hợp được chữa khỏi. Một trong những cách để những người sống sót sau ung thư có cuộc sống lâu hơn đó là tăng cường vận động.
1. Những người sống sót sau điều trị ung thư nên làm gì để giúp cuộc sống lâu hơn, tốt hơn?
Những người được chẩn đoán và điều trị ung thư thường sẽ gặp phải những nỗi sợ hãi và tinh thần sa sút. Nếu vượt qua được quá trình điều trị bệnh, người bệnh sẽ phải học cách làm thế nào để sống sống tốt hơn, sống lâu hơn.
Sau đây là một số cách thức để kiểm soát sức khỏe của những người sống sót sau ung thư:
- Người bệnh nên ngừng việc hút thuốc, tránh xa khói thuốc
- Không hút thuốc sẽ làm giảm đi nguy cơ phát triển ung thư lần thứ 2 cũng như giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Điều này khá khó khăn đối với những người nghiện thuốc nhưng không phải là không thể làm được.
- Thường xuyên ở trong khu vực có khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cũng như bệnh về tim mạch.
- Thường xuyên tập thể thao
- Kiểm soát tốt cân nặng của mình
- Không nên ngồi quá nhiều trước màn hình tivi hoặc máy vi tính.
- Tăng cường vận động thể chất mỗi ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm rãi hơn, ăn nhiều hơn rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
- Ăn uống lành mạnh
- Uống rượu điều độ
- Giữ liên lạc, thường xuyên xuyên chia sẻ với người thân, bạn bè
- Thăm khám, kiểm tra sức khỏe đều đặn để nắm được tỷ lệ hồi phục sau điều trị ung thư.
2. Những người sống sót sau ung thư nên tăng cường vận động
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống sót sau ung thư dành hơn 8 giờ trong ngày để ngồi có nguy cơ tử vong trong những năm tiếp theo cao gấp 5 lần so với những di chuyển nhiều hơn. Mặt khác, tăng cường vận động làm giảm nguy cơ tử vong sớm.
Điều “đáng báo động” là rất nhiều người sống sót sau ung thư có lối sống tĩnh lại, ít vận động, ít di chuyển.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người sống sót sau ung thư nên tăng cường vận động, tuân theo hướng dẫn hoạt động thể chất giống như những người bình thường. Mục tiêu là: 150 đến 300 phút hoạt động vừa phải hoặc 75 đến 150 phút hoạt động mạnh mỗi tuần (hoặc kết hợp các hoạt động này).
Trong một nghiên cứu cho thấy: Trong hơn 1.500 người sống sót sau ung thư, hơn một nửa (57%) được báo cáo là không hoạt động; khoảng 16% hoạt động “không đủ” hoặc ít hơn 150 phút mỗi tuần; và 28% hoạt động tích cực, đạt hơn 150 phút hoạt động thể chất hàng tuần.
Tìm hiểu kỹ hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn một phần ba số người sống sót sau ung thư cho biết họ ngồi từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày và 1/4 cho biết họ ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày.
Trong suốt 9 năm, 293 người sống sót sau bệnh ung thư đã chết - 114 người vì ung thư, 41 người vì bệnh tim và 138 người do các nguyên nhân khác.
Sau khi tính đến những thứ có thể ảnh hưởng đến kết quả, nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào hoặc ung thư thấp hơn khoảng 65% ở những người sống sót sau ung thư tăng cường vận động, có hoạt động thể chất, so với những người không hoạt động.
Theo nghiên cứu của JAMA Oncology, ngồi trong thời gian dài vô cùng nguy hiểm. So với những người sống sót sau ung thư ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày, những người sống sót sau ung thư ngồi quá nhiều (hơn 8 giờ một ngày) cho thấy có nguy cơ tử vong gần gấp đôi do bất kỳ nguyên nhân nào và cao hơn gấp đôi nguy cơ tử vong vì ung thư.
Những người sống sót sau ung thư ngồi quá nhiều, không hoạt động hoặc không hoạt động đủ, có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc ung thư cao gấp 5 lần.
Vậy lời khuyên cho những người sống sót sau ung thư là “Hãy năng động và ngồi ít hơn, di chuyển nhiều hơn và di chuyển thường xuyên” “Tránh ngồi lâu là điều cần thiết đối với hầu hết những người sống sót sau ung thư để giảm nguy cơ tử vong.”
Những lợi ích của việc di chuyển, hoạt động thể lực thường xuyên là rất lớn, kể cả đối với những người đang được điều trị ung thư. Di chuyển, tăng cường vận động vừa nâng cao sức khoẻ của người bệnh, bên cạnh đó còn cải thiện tâm trạng giúp chống lại sự mệt mỏi do ung thư gây ra. Một số hoạt động có thể như thể dục nhịp điệu, đi bộ, làm vườn, và khiêu vũ. Tập luyện và di chuyển đều đặn mỗi ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.