Sinh thiết hạch: Những điều cần biết

Sau khi thực hiện thủ thuật hạch đồ nhưng vẫn chưa đủ dữ kiện để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần làm thêm sinh thiết hạch. Đây là một thủ thuật xâm lấn được thực hiện bởi bác sĩ tại phòng vô trùng của bệnh viện.

1. Sinh thiết và sinh thiết hạch là gì?

Sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn, bác sĩ sẽ sử dụng kim sinh thiết để lấy bệnh phẩm từ tổn thương nghi ngờ (da, gan, thận, hạch bạch huyết,...). Sau đó, mẫu bệnh phẩm được mang đi làm chẩn đoán giải phẫu bệnh. Sinh thiết là phương pháp đánh giá chính xác sau khi các xét nghiệm cơ bản chưa đủ để khẳng định chẩn đoán.

Sinh thiết hạch là lấy toàn bộ một hoặc nhiều hạch bạch huyết và làm xét nghiệm mô bệnh học. Xét nghiệm giải phẫu bệnh hạch bạch huyết cho các bác sĩ thấy được cấu trúc hạch, hình thái và phân bố tế bào trong hạch.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Bài trắc nghiệm dưới đây giúp bạn hiểu phần nào vai trò và chức năng của hạch bạch huyết.

Bài dịch từ: webmd.com

2. Chỉ định xét nghiệm

Sau khi làm xét nghiệm hạch đồ nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh, cần làm thêm sinh thiết hạch. Ví dụ:

  • Bệnh ung thư hạch
  • Ung thư di căn hạch
  • Lao hạch

3. Quy trình thực hiện


Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng sử dụng thuốc chống đông
Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng sử dụng thuốc chống đông

3.1 Trước khi sinh thiết

Bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy (Tổng phân tích tế bào máu, đông máu,...) chẩn đoán hình ảnh (Siêu âm hạch, cần thiết có thể làm thêm xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính), được các bác sĩ giải thích về tình trạng bệnh, tư vấn và giải đáp thắc mắc về thủ thuật và ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật. Vì đây là một thủ thuật xâm lấn, bạn cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh của mình: Dị ứng với các thuốc gây mê, gây tê, tiền sử dùng thuốc chống đông,...

3.2 Thực hiện sinh thiết hạch

  • Bác sĩ thực hiện sinh thiết tại phòng thủ thuật, sau khi đã xác định lại vị trí hạch cần sinh thiết thông qua siêu âm.
  • Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tuổi mà nên gây tê tại chỗ hoặc gây mê (trẻ nhỏ, những người lo lắng nhiều nên gây mê để tránh tình trạng kích động khi đang thực hiện thủ thuật)
  • Sát trùng rộng vị trí sinh thiết.
  • Bác sĩ gây tê cục bộ tại khu vực lấy hạch, rồi dùng dao mổ rạch da và bóc tách để lấy toàn bộ hạch. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ và băng gạc cố định khu vực vừa thực hiện thủ thuật.
  • Mẫu bệnh phẩm được mang đi làm giải phẫu bệnh và có kết quả trung bình sau từ 3 đến 5 ngày tùy từng nơi làm xét nghiệm.

3.3 Sau khi thực hiện thủ thuật

Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy tê bì nơi thực hiện do vẫn còn tác dụng của thuốc. Khi tác dụng của thuốc hết, bạn có thể cảm thấy đau. Nếu vượt quá ngưỡng chịu đựng, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol. Bạn nên giữ cho vị trí sinh thiết được khô ráo và sạch sẽ trong vòng hai ngày. Vết mổ còn chảy dịch thì bạn vẫn nên rửa vết mổ và thay băng hằng ngày.


Nếu vượt quá ngưỡng chịu đựng, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol
Nếu vượt quá ngưỡng chịu đựng, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol

4. Sinh thiết hạch có nguy hiểm không?

Dù thủ thuật tương đối an toàn nhưng vẫn có tai biến, biến chứng:

  • Chảy máu, tụ máu tại chỗ sinh thiết: Chảy máu có thể xảy ra khi bóc tách các hạch nằm gần hay dính vào mạch máu, cần cẩn thận khi thực hiện.
  • Nhiễm trùng: Nếu bạn có nhiễm trùng biểu hiện là sưng nó đỏ đau nặng hơn bạn nên đến bệnh viện để khám và được điều trị sớm.
  • Tổn thương dây thần kinh: Cần cẩn thận khi thực hiện bóc tách các hạch, tránh các dây thần kinh.

Việc lựa chọn cơ sở uy tín để sinh thiết hạch là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị thiết bị hiện đại tiên tiến cùng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao. Bệnh viện hiện có gói TẦM SOÁT, SÀNG LỌC CÁC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP hiệu quả, giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp, sàng lọc & phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp phổ biến như: bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, ... để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh tắc ruột, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe