Siêu âm tim Doppler màu trong nhồi máu cơ tim

Siêu âm tim trong nhồi máu cơ tim bằng phương pháp Doppler màu giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim khi các phương pháp chẩn đoán khác cho kết quả chưa rõ ràng, giúp đánh giá phạm vi mức độ tổn thương của vùng nhồi máu cơ tim, tiên lượng và các biến chứng sau nhồi máu cơ tim.

1.Nhồi máu cơ tim là gì?

Cũng giống như bất cứ mô cơ nào trong cơ thể, tim cần được cung cấp máu và chất dinh dưỡng liên tục. Nếu một trong các động mạch vành lớn hoặc các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì phần tim mà mạch máu nuôi dưỡng sẽ bị thiếu máu và oxy, gây tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ chết gây hiện tượng đau thắt ngực hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim thường do các mảng xơ vữa bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương. Tiểu cầu trong máu sẽ đến kết tụ tại chỗ bị tổn thương, tạo nên cục máu đông gây tắc lòng mạch máu. Triệu chứng thường gặp của nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực, cảm giác đau có nhiều mức độ từ ít đến đau nhiều cảm giác dữ dội giống dao đâm, cảm giác đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai, lưng, bụng,... Các triệu chứng khác bao gồm khó thở, buồn nôn, nôn ói, đổ mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh,...

Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong nhanh và đột ngột. Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê, đột tử,... Do đó phát hiện nhồi máu cơ tim sớm để điều trị kịp thời có vai trò vô cùng quan trọng. Các phương pháp cận lâm sàng giúp đánh giá nhồi máu cơ tim gồm: điện tâm đ, xét nghiệm men tim và dấu ấn sinh học của tim, siêu âm tim trong nhồi máu cơ tim,... Trong đó siêu âm tim Doppler màu là phương pháp đặc biệt có giá trị, giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim khi các phương pháp chẩn đoán khác cho kết quả chưa rõ ràng, giúp đánh giá chức năng tim, phạm vi mức độ tổn thương của vùng nhồi máu cơ tim, chẩn đoán nhồi máu thất phải, đánh giá các biến chứng cơ học và huyết khối,...


Người bị nhồi máu cơ tim có thể tử vong nhanh và đột ngột
Người bị nhồi máu cơ tim có thể tử vong nhanh và đột ngột

2.Siêu âm tim Doppler màu trong đánh giá nhồi máu cơ tim

Siêu âm tim Doppler là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn, thực hiện khảo sát vật thể chuyển động bằng đầu dò phát nhận sóng siêu âm. Với những tín hiệu tần số phát ra từ đầu dò của máy siêu âm và tần số nhận về khi khảo sát vật thể chuyển động, máy siêu âm sẽ tổng hợp và hiển thị trên màn hình dưới dạng các màu sắc, dạng sóng phổ hoặc âm thanh có thể nghe được. Siêu âm Doppler có ưu điểm là nhanh chóng, độ chính xác cao; tiện lợi khi có thể thực hiện tại giường bệnh, có vai trò quan trọng trong phát hiện, phân loại và xử lý cấp cứu.

Xem thêm: Siêu âm Doppler đánh giá biến chứng sau nhồi máu cơ tim

2.1. Siêu âm tim trong nhồi máu cơ tim bằng Doppler màu

Siêu âm Doppler màu giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim cấp khi có các hiện tượng:

  • Có rối loạn vận động vùng gồm giảm vận động, không vận động (hay gặp nhất) hoặc vận động nghịch thường.
  • Độ dày của thành tim (tâm trương): bình thường
  • Các thành tim lành: tăng vận động bù, tuy nhiên không tăng khi có hẹp nhiều nhánh.

Các rối loạn vận động thường xuất hiện sớm. Độ nhạy của siêu âm Doppler tim đối với nhồi máu cơ tim xuyên thành là 88-100%, đối với nhồi máu cơ tim dưới nội tâm mạc là 86%. Độ đặc hiệu từ 53-94%. Siêu âm có thể dự báo vị trí động mạch vành bị tổn thương với độ nhạy 90%.

Về tiên lượng bệnh nhồi máu cơ tim:

  • Chỉ số vận động vùng >2: tiên lượng nặng (80%, 90%)
  • Chỉ số vận động vùng >7: suy tim nặng (88%, 57%)
  • Chức năng tâm trương tâm thất, nếu tỷ lệ E/A >1, TG giảm tốc E (DT) ≤140ms thì tiên lượng tử vong, tái nhập viện, tái cấu trúc và giãn thất trái sau nhồi máu cơ tim.

2.2. Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán phân biệt


Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim với bệnh viêm màng ngoài tim
Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim với bệnh viêm màng ngoài tim

Trước một bệnh nhân đau ngực kéo dài, siêu âm tim giúp chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim với các bệnh lý khác như:

2.3. Siêu âm Doppler giúp phát hiện biến chứng sau nhồi máu cơ tim

2.3.1. Biến chứng tràn dịch màng tim

Khoảng 20-25% bệnh nhân nhồi máu cơ tim có tràn dịch màng tim trên siêu âm sau nhồi máu cơ tim. Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán xác định, mức độ, nguyên nhân của tràn dịch màng tim.

Tràn dịch màng tim thường xuất hiện ngày 3-10, kéo dài 1 tháng. Hay gặp ở bệnh nhân suy tim, nhồi máu cơ tim xuyên thành, thành trước.

2.3.2. Biến chứng phình thành tim

Phình thành tim xuất hiện với tỷ lệ 1⁄5 các ca nhồi máu cơ tim, biến chứng này có thể xuất hiện sớm. Tiêu chuẩn chẩn đoán phình thành tim trên siêu âm là:

  • Xuất phát từ vùng nhồi máu cơ tim
  • Cổ túi phình rộng
  • Biến dạng tâm thất trong thì tâm trương
  • Vận động nghịch thường thì tâm thu
  • Thành tim mỏng

2.4. Biến chứng thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim


Sau nhồi máu cơ tim có thể gặp biến chứng thủng vách liên thất
Sau nhồi máu cơ tim có thể gặp biến chứng thủng vách liên thất

Biến chứng thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim hiếm gặp, tỷ lệ từ 1-2%, tuy nhiên tương lượng nặng. Khi siêu âm 2D mặt cắt bốn buồng tim, trục dọc tới mũi ức có thể thấy lỗ thủng 60-80% các trường hợp, tuy nhiên không phát hiện được lỗ thủng <5mm. Nếu siêu âm 2D kết hợp Doppler màu hoặc cản âm sẽ cho độ nhạy và đặc hiệu cao hơn.

2.5. Biến chứng hở van hai lá sau nhồi máu cơ tim

Hở van hai lá là biến chứng thường gặp sau nhồi máu cơ tim, do các nguyên nhân như:

  • Giãn vòng van thứ phát sau giãn thất trái
  • Suy chức năng cơ nhú
  • Đứt dây chằng, cơ nhú

Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ của hở van hai lá.

2.6. Biến chứng huyết khối thất trái

Siêu âm Doppler có thể chẩn đoán xác định huyết khối thất trái với độ nhạy 77-95%, độ đặc hiệu từ 89-86%. Ngoài đánh giá kích thước, vị trí, hình dạng, độ di động, siêu âm còn giúp tiên lượng nguy cơ tắc mạch và tiến triển của huyết khối.

Nhồi máu cơ tim gây ra nhiều biến chứng khác nhau, và siêu âm Doppler là phương pháp chẩn đoán hàng đầu vì thực hiện đơn giản, độ chính xác cao, an toàn cho bệnh nhân. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo tình trạng này, người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ chỉ định lựa chọn chẩn đoán phù hợp, từ đó có phương án điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe