Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Trầm cảm và lo lắng xảy ra trong khi mang thai hoặc bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh em bé là những vấn đề thường gặp về sức khỏe ở người phụ nữ sau sinh con. Những cảm giác đau sau sinh không phải là bạn chủ động gây ra. Tuy nhiên, những vấn đề sức khoẻ này có thể được điều trị nếu bạn tìm kiếm sự giúp đỡ.
1. Bí quyết để trải qua vài tuần đầu tiên ở nhà với trẻ sơ sinh là gì?
Nếu bạn sống cùng một gia đình gồm cả ông bà, cha mẹ thì quá tuyệt vời vì bạn sẽ nhận được tối đa sự trợ giúp từ những người thân. Còn không thì bạn cũng đừng buồn, nếu có thể, hãy thuyết phục chồng của bạn nghỉ một hoặc hai tuần sau khi em bé ra đời. Bằng cách đó, cả hai bạn sẽ có thời gian gắn kết với trẻ sơ sinh và chồng của bạn có thể giúp chăm sóc em bé và bạn. Nếu đó không phải là một lựa chọn, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè thân thiết ghé qua và giúp đỡ những công việc nhỏ.
1.1. Trợ giúp từ những bữa ăn
Mua và mang giúp thức ăn đến là một trong những cách tốt mà bạn bè có thể giúp đỡ. Cùng ngồi ăn trong khi bé ngủ, cùng trò chuyện là cách giúp giảm bớt căng thẳng cho các bà mẹ sau sinh.
Có thể tham gia vào nhóm giúp đỡ các bà mẹ cùng chăm con nhỏ. Bạn có thể chuẩn bị một tờ lịch và những người bạn có thể đánh dấu vào những ngày khi họ có thể mang đồ ăn tới.
Bạn cũng có thể đặt hàng tạp hóa trực tuyến bằng cách thiết lập tài khoản trước khi em bé của bạn được sinh ra và thử nghiệm các trang web khác nhau để tìm mục yêu thích của bạn trước khi em bé sinh ra. Lưu ý hãy chọn những cửa hàng tiện lợi gần bạn, chuyên cung cấp đồ ăn tươi ngon và sạch. Dự trữ các món đông lạnh tốt cho sức khỏe mà khi bạn muốn dùng chúng có thể bật trong lò vi sóng hoặc lò nướng.
1.2. Trợ giúp giấc ngủ
Một bà mẹ sau sinh luôn mơ ước có một giấc ngủ trọn vẹn, nên khi các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết hoặc muốn đến thăm em bé, đừng quá cầu toàn hay để họ giúp. Hỏi xem họ có để mắt đến em bé trong khi bạn ngủ trưa nhanh không. Những người thân và bạn bè thân thiết sẽ chăm sóc tốt cho em bé của bạn, và bạn sẽ được tranh thủ nghỉ ngơi lấy lại sức.
1.3. Xem xét việc thuê người giúp việc
Thuê giúp việc trông con nhỏ sau khi bạn sinh là một cách khác để nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần. Những người giúp việc sẽ làm việc nhà cho bạn và giúp bạn một số việc vặt để bạn có thể tập trung vào em bé của bạn. Hay đôi khi là chăm sóc em bé cho bạn lúc bạn muốn ra ngoài mua sắm hoặc có công việc gì đó.
1.4. Mong muốn sự hỗ trợ về cảm xúc
Không một bà mẹ nào có thể hoàn toàn thoải mái ở thời kỳ sau sinh. Họ luôn gặp phải những vấn đề về tâm sinh lý. Yếu tố thiếu ngủ và sự căng thẳng (stress) khi em bé đang khóc, và bạn có thể thấy mình luôn căng thẳng thậm chí có thể cáu giận bất cứ lúc nào.
Đừng ngại liên hệ với bạn bè và gia đình của bạn để được hỗ trợ và kiểm tra với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể cần sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tinh thần của bạn cũng quan trọng như sức khỏe thể chất của bạn. Hãy thực hiện điều đó trước khi mọi thứ khiến bạn không thể chịu đựng thêm được.
Cuối cùng, nhận ra rằng cuộc sống của bạn sẽ khá bận rộn trong một thời gian, vì vậy hãy dễ dàng với chính mình và cố gắng đừng quá kỳ vọng quá nhiều. Rất có thể, nhà của bạn sẽ không gọn gàng như trước khi em bé chào đời. Đồ giặt có thể chất đống và bồn tắm có thể không được cọ rửa, nhưng bạn cần tự chăm sóc bản thân để chăm sóc em bé mới sinh. Bạn có thể phải hy sinh những sở thích trước đó của mình và hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn với em bé của mình.
2. 18 lời khuyên để vượt qua tuần đầu tiên với trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm chăm con mỗi người là hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên, đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn sau khi sinh con:
- Chấp nhận tất cả các đề nghị giúp đỡ: Chấp nhận đề nghị các bữa ăn, giờ giải lao để bạn tắm, trông hộ con một lát để bạn có thể ngả lưng, chơi đùa cùng chúng ... Đừng cảm thấy như thể bạn là gánh nặng cho người khác, bởi vì họ thực sự muốn giúp đỡ bạn.
- Ngủ khi bé ngủ: Giấc ngủ thực sự rất cần thiết cho một bà mẹ sau sinh bởi nó giúp cơ thể bạn được hồi phục lại sức khỏe. Nếu bạn không thể ngủ, ít nhất hãy nằm xuống và nghỉ ngơi - đừng lo lắng về mọi thứ khác bạn phải làm (ít nhất là trong những ngày đầu tiên)
- Đừng quên uống thuốc giảm đau nếu cần
- Tập luyện một chút nếu bạn có thể
- Giao lưu với các ông bố và bà mẹ khác: Có sự trao đổi thông tin, tương tác với những phụ huynh khác ít nhất mỗi tuần sẽ giúp bạn có cơ hội được thổ lộ những khó khăn mình gặp phải và trao đổi được nhiều kinh nghiệm hữu ích
- Thể hiện cảm xúc tiêu cực một chút: Thời gian làm quen với em bé mới chào đời không phải luôn vui vẻ. Chẳng có gì lạ nếu bạn muốn nổ tung, đừng ngần ngại hãy bày tỏ chúng ra.
- Chú trọng những cảm xúc tích cực: Tìm kiếm những cách làm cho bản thân thấy dễ chịu và tập trung vào nó
- Đừng quá cầu toàn: Nhất là trong giai đoạn này, khi sức khỏe chưa thực sự vực dậy, khi cân nặng còn dư thừa, khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con, đừng tạo áp lực lên chính mình.
- Nuôi dưỡng sự hài hước: Giữ nụ cười trên môi, hay cố gắng mỉm cười ít nhất 1 lần mỗi ngày.
- Sắp xếp thời gian của bạn: Suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ làm gì, nhưng đừng đưa ra một kế hoạch cụ thể. Mẹ không thể đảm bảo nó xảy ra theo đúng ý muốn nhưng hãy cố gắng để bám sát nó.
- Hoãn những quyết định quan trọng: Trong thời điểm này hãy dành toàn bộ sự quan tâm và chú ý cho thiên thần nhỏ của bạn.
- Tin tưởng vào bác sĩ của bạn và đừng ngần ngại xin họ những lời khuyên hữu ích khi cần.
- Tập làm quen với những âm thanh kỳ lạ vì đơn giản bạn đang có 1 em bé mới sinh bên cạnh.
- Thiết lập thói quen sớm ngay khi có thể, hãy theo dõi con của bạn và tìm cách uốn nắn bé theo một nếp sinh hoạt ổn định. Tuy nhiên cũng đừng quá cầu toàn.
- Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt, cho con bú sẽ làm tăng tình cảm mẹ con nhưng hãy cố gắng cho con tập làm quen với bình sữa. Đó sẽ là người bạn thân thiết của con sau này
- Cho con có không gian ngủ riêng, đặt bé vào nôi hay cũi khi có dấu hiệu buồn ngủ, bằng cách này con có thể học được cách tự ngủ và biết đâu đấy điều kỳ diệu có thể xảy ra còn có thể tự ngủ mà không cần tới sự giúp đỡ của bố mẹ
- Luôn nghĩ rằng mọi chuyện sẽ trở lên tốt đẹp hơn khi đứa trẻ của bạn dần lớn lên. Mặc dù bây giờ khó khăn nhưng chỉ vài tháng nữa thôi có lẽ bạn sẽ quên mất những gì bạn đã từng trải qua.
- Quan trọng nhất hãy thử tận hưởng nó: Ngày trôi qua thật nhanh và em bé của bạn cũng chỉ là em bé sơ sinh 1 lần trong đời.
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt cho thai nhi.
- Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
- Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.
- Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
- Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, stuff.co.nz
XEM THÊM