3 tháng đầu sau sinh (tam cá nguyệt thứ 4): Thách thức với hầu hết các bà mẹ mới sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tam cá nguyệt thứ 4 hay 3 tháng đầu sau sinh chính là khoảng thời gian để các bà mẹ tập làm quen dần với bỉm sữa. Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 40% bà mẹ cảm thấy chán nản, lo lắng, áp lực sau sinh và quá sức chịu đựng khi chăm con 3 tháng đầu.

1. Các số liệu thống kê

Số liệu khảo sát trên 1.229 phụ nữ Hoa Kỳ được thực hiện gần đây cho thấy:

  • 57% phụ nữ dưới 45 tuổi và 31% trên 45 tuổi có nhiều khả năng bị lo lắng hoặc trầm cảm sau khi sinh
  • 63% phụ nữ cũng quan tâm đến sức khỏe của chính họ nhiều như sức khỏe của đứa con sơ sinh
  • Nhưng trong đó, 26% bà mẹ không có kế hoạch chăm sóc tốt cho sức khỏe sau sinh của mình.

Trên thực tế, 37% người từ 18 - 34 tuổi không xem sức khỏe của họ là ưu tiên hàng đầu. Khoảng 37% phụ nữ cảm thấy xấu hổ về sự thay đổi của cơ thể mình sau khi sinh con. Theo một nghiên cứu, khoảng 20% phụ nữ trải qua các rối loạn tâm trạng sau sinh, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng, áp lực sau sinh.


Trầm cảm sau sinh 3 tháng đầu rất dễ xảy ra
Trầm cảm sau sinh 3 tháng đầu rất dễ xảy ra

2. Chuẩn bị cho tam cá nguyệt thứ 4

Các bác sĩ cho biết phụ nữ phải tập trung vào sức khỏe của chính mình sau sinh giống như khi chăm sóc sức khỏe cho em bé. Những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai sản cũng phải chú ý đến cả tam cá nguyệt thứ 4, thêm 3 tháng đầu sau sinh vào chương trình giáo dục tiền sản để chuẩn bị tốt hơn cho phụ nữ. Hầu hết phụ nữ thường không biết cần làm gì cho bản thân trong vài tuần sau khi em bé chào đời. Vì vậy, bạn nên nhờ một chuyên gia tư vấn cho con bú hoặc tâm lý để sẵn sàng vượt qua giai đoạn này.

Mặc dù tam cá nguyệt thứ 4 không phải là một cụm từ chuyên ngành, nhưng thực sự 3 tháng đầu sau sinh cũng quan trọng không kém 9 tháng thai kỳ. So với các động vật khác, thai kỳ của con người ngắn hơn và kết thúc sớm hơn. Trong thời gian đó, những phụ nữ trẻ phải học cách trở thành người mẹ thực sự. Đây là một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, cả về thể chất, tinh thần lẫn cảm xúc. Sự thật là họ sẽ không bao giờ trở lại giống như con người của mình trước đây.

Mặc dù cũng có nhiều khuyến nghị về chăm sóc bà mẹ sau sinh, nhưng hiếm khi được đưa vào thực tế. Sau khi sinh khoảng 60 ngày, các bác sĩ sản khoa không còn cơ hội để hỏi về cuộc sống hiện tại hoặc lắng nghe phụ nữ bày tỏ mối quan tâm của chính mình, thay vào đó tất cả đều tập trung vào em bé. Những trở ngại sau sinh của phụ nữ - như tâm trạng và lo lắng, cách cho con bú và cơ sàn chậu lỏng lẻo,... vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Một báo cáo của CDC lưu ý rằng khoảng 700 phụ nữ Mỹ chết mỗi năm do mắc các bệnh tim mạch, nhiễm trùng, xuất huyết và các biến chứng liên quan đến thai kỳ trong vòng 12 tháng sau sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết, thực tế 60% những trường hợp tử vong này có thể được ngăn chặn nếu được can thiệp y tế thích hợp.


Cho con bú đúng cách luôn là điều các sản phụ sau sinh 3 tháng đầu lo lắng
Cho con bú đúng cách luôn là điều các sản phụ sau sinh 3 tháng đầu lo lắng

3. Lưu ý trong 3 tháng đầu sau sinh

Để đối phó với những thách thức của việc chăm con 3 tháng đầuáp lực sau sinh, phụ nữ cần được giúp đỡ việc nhà hoặc nấu sẵn các bữa ăn giàu dinh dưỡng, thậm chí một số người phải trị liệu hoặc dùng thuốc.

Các hình thức hỗ trợ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của mỗi người. Nhìn chung, phụ nữ trong 3 tháng đầu sau sinh nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Không kiêng khem quá mức, đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu, nhiều rau xanh và vitamin để hồi phục sức khỏe và tạo sữa nuôi con. Không ăn mặn để tránh gây táo bón, tăng huyết áp, cũng như kiêng đồ lên men, sống, lạnh, chế biến sẵn,...
  • Không tập thể dục nặng, quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Chỉ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện vài động tác vừa phải, đặc biệt là vận động lưu thông khí huyết đối với sản phụ sinh mổ.
  • Không khiêng vác vật nặng để tránh tác động đến cơ bụng, vết mổ hoặc tổn thương tầng sinh môn. Việc rướn người và giơ tay cao cũng cần hạn chế.
  • Phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới trẻ.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 - 6 tuần sau sinh để cơ thể phục hồi lại. Quan hệ quá sớm có thể gây chảy máu vùng kín và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hạn chế tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, áp lực sau sinh bằng cách chia sẻ việc nhà và chăm con 3 tháng đầu với chồng, cũng như mọi người trong gia đình nếu họ đề nghị giúp đỡ.
  • Nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa để cơ thể khỏe mạnh. Tránh dùng uống có cồn (rượu, bia), hoặc cà phê và các thức uống chứa caffein khác.
  • Không tắm nước lạnh hay đi bơi, thay vào đó là lau người, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xông hơi bằng thảo mộc để làm ấm cơ thể, giúp bài tiết chất thải tốt hơn.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để an toàn khi thơm / hôn trẻ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trong phòng rộng rãi, kín gió, sạch sẽ và không có tiếng ồn. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng đến thị lực.

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 - 6 tuần sau sinh để cơ thể phục hồi lại
Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 - 6 tuần sau sinh để cơ thể phục hồi lại

Thông thường, phụ nữ sẽ có xu hướng đặt nhu cầu của mọi người khác lên trước bản thân mình. Nhưng trong ít nhất 3 tháng đầu sau sinh, phụ nữ cần phải đặt mình lên hàng đầu. Trong khi trẻ sơ sinh cần được chăm sóc, cho ăn và ngủ, thì các bà mẹ mới sinh cũng vậy. Phụ nữ không thể chăm con 3 tháng đầu tốt nếu không biết cách tự chăm sóc bản thân mình.

Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt cho thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM

  • Review kinh nghiệm đẻ ở Vinmec từ A đến Z
  • Tại sao nên chọn dịch vụ đẻ ở Vinmec?
  • Đẻ không đau ở Vinmec - Vượt cạn nhẹ nhàng, sinh con khỏe mạnh
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe