Chăm sóc đúng cách là một khía cạnh rất quan trọng đối với sự thành công lâu dài, hiệu quả, sức khỏe và sự hài lòng tổng thể với hình xăm lông mày mới thực hiện. Điều rất quan trọng là người thực hiện cần tuân theo các hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất có thể, nhất là cần bôi thuốc mỡ gì sau khi phun lông mày.
1. Cách chăm sóc sau khi phun xăm mày
Ngay sau khi thực hiện phun xăm lông mày thẩm mỹ, mọi người sẽ cảm thấy ngứa ran, đau rát và có thể hơi sưng tấy ở vùng xăm. Điều này là do kem/ thuốc gây tê được sử dụng trên vùng lông mày trước khi xăm sẽ bắt đầu hết tác dụng và vết thương bắt đầu quá trình lành.
Ngoài ra, hầu hết người thực hiện sẽ cảm thấy toàn bộ vùng da trở nên nhạy cảm, mẩn đỏ và sưng tấy trong khoảng 1-2 ngày. Lúc này, có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mỡ Tetracyclin bôi lông mày hay các thuốc khác mà không rõ tác dụng. Đồng thời, cũng cần biết cách bôi thuốc mỡ sau khi phun lông mày nhằm hạn chế tác động mạnh gây tổn thương hơn.
Trong thời gian làm lành ban đầu, nên hạn chế bất kỳ hoạt động thể chất nào (như bơi lội, xông hơi) hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể làm phai màu mực phun xăm lông mày sớm. Tất cả các hình xăm đều có nguy cơ nhiễm trùng da và/ hoặc phản ứng dị ứng vốn có, nếu cảm giác đau nhức kéo dài hơn vài ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng không được dùng tay tiếp xúc trực tiếp lông mày mà hãy thật nhẹ nhàng với chúng. Việc chà xát, gãi hoặc chà mạnh có thể khiến phai mực sớm, nhiễm trùng và gây ra sẹo.
2. Bôi thuốc mỡ gì sau khi phun lông mày?
Bạn sẽ được cung cấp một loại thuốc mỡ để chăm sóc sau khi phun lông mày. Cần ghi nhớ sử dụng theo hướng dẫn, đúng thời điểm phun mày bao lâu thì bôi thuốc mỡ và nên sử dụng thuốc mỡ mọi lúc trong quá trình làm lành cho đến khi hoàn thành đóng vảy (khoảng 2 tuần).
Cách bôi thuốc mỡ sau khi phun lông mày là chỉ cần lấy một lượng nhỏ thuốc, dùng đầu tăm bông và bôi thuốc một cách nhẹ nhàng. Điều này được thực hiện 2 lần/ ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào ban đêm.
Trong vài ngày đầu tiên, hãy nhẹ nhàng làm sạch lông mày nhưng phải đảm bảo rằng không chà xát nó. Chỉ cần làm sạch với một chút nước trong tuần đầu tiên là đủ, sau đó, dùng sữa rửa mặt nhẹ nhàng hoặc xà phòng diệt khuẩn để làm sạch. Trung bình, 4-5 ngày sau lần khám ban đầu, vùng da chân mày mới sẽ bắt đầu cứng và ngứa. Đến ngày thứ 4, nên lau sạch và để lông mày thông thoáng trong khoảng 2 giờ. Khi hết thời gian đó, có thể thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng hơn, nhưng tránh chà xát lông mày, sau đó tiếp tục với việc bôi thuốc mỡ cho đến khi hoàn toàn đóng vảy và bong ra.
Khi vảy đã bong ra hoàn toàn, có thể ngừng sử dụng thuốc mỡ. Nếu không chắc chắn về thời điểm hoàn tất việc đóng vảy, hãy vẫn sử dụng thuốc mỡ trong 2 tuần sau khi làm thủ thuật. Tại thời điểm này, có thể quay trở lại thói quen chăm sóc da hàng ngày của mình nhưng bỏ qua bước chà xát hoặc tẩy tế bào chết trong sữa rửa mặt trên lông mày, chỉ áp dụng quanh lông mày là được. Bên cạnh đó, dù không tự ý bôi thuốc mỡ, nhưng vẫn cần chắc chắn sử dụng kem chống nắng cho vùng lông mày nếu kem dưỡng ẩm hàng ngày không chứa SPF. Nếu kem dưỡng ẩm hàng ngày có chứa retinol, chất chống lão hóa, làm sáng da thì hãy tránh sử dụng trên lông mày.
3. Những dấu hiệu bất thường cần theo dõi sau khi phun xăm chân mày
Sưng tấy, mẩn đỏ, da nhạy cảm và một số vết bầm tím là những phản ứng phụ bình thường của quy trình phun xăm lông mày nhưng chúng sẽ không kéo dài quá 1 hoặc 2 ngày. Một số người có cơ địa dễ sưng và bầm tím như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố khác như tuổi tác, loại da và hệ tuần hoàn của họ. Vùng sưng và bầm tím da có thể phân tán thành các vùng bề mặt lớn hơn trên khuôn mặt, chẳng hạn như trán.
Dù vậy, trong hầu hết các trường hợp, lông mày phun xăm thẩm mỹ ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng sưng tấy hoặc bầm tím nhất, nếu so với phun xăm mắt và môi. Do đó, nếu các dấu hiệu sưng tấy hoặc bầm tím xảy ra và kéo dài hơn vài ngày, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được điều trị phù hợp. Tránh tự ý dùng thuốc mỡ Tetracyclin bôi lông mày khi chưa có hướng dẫn tin cậy và rõ ràng.
Tóm lại, quá trình lành da sau phun xăm lông mày sẽ phụ thuộc vào loại da, yếu tố mồ hôi và tuân thủ đúng các hướng dẫn chăm sóc lông mày. Nếu bạn thắc mắc về vấn đề xăm mày bao lâu thì bôi thuốc mỡ cũng như nên bôi thuốc mỡ gì sau khi phun lông mày thì hãy tham vấn trực tiếp bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.