Sa dây rốn: Biến chứng nguy hiểm với thai nhi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Dây rốn đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thai nhi. Hiện tượng sa dây rốn là tình trạng sản khoa nguy hiểm, dễ gây suy thai và cần được xử lý kịp thời để tránh gây hậu quả đáng tiếc.

1. Tổng quan về sa dây rốn

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu hoặc bị sa ra ngoài âm đạo. Việc cung cấp máu của dây rốn cho thai nhi bị ngắt quãng nên nếu không mổ lấy thai ngay sẽ có thể dẫn đến tử vong thai trong vòng 30 phút.

Hiện tượng sa dây rốn thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ, với tỉ lệ 1/10 ca sinh gặp phải. Thông thường dây rốn sẽ bị sa khi ối đã vỡ nhưng cũng có trường hợp dây rốn bị sa khi còn nguyên bọc ối.

2. Phân loại sa dây rốn

Có 2 loại sa dây rốn là sa bên ngôi và sa trước ngôi. Dưới đây là đặc điểm của từng trường hợp sa dây rốn:

2.1. Sa bên ngôi: dây rốn che khuất còn nằm trong tử cung

Trong sa bên ngôi, dây rốn bị chèn ép bởi vai hoặc đầu của thai nhi có thể dẫn đến việc tình trạng thiếu oxy máu, nhịp tim thai chậm. Sản phụ sa dây rốn bên ngôi có thể chủ động điều chỉnh tư thế ngồi và hoạt động để giảm bớt áp lực lên dây rốn. Tuy nhiên nếu kiểm tra tim thai vẫn thấy bất thường thì vẫn cần cân nhắc đến phương pháp mổ lấy thai ngay lập tức.


Sa bên ngôi là tình trạng dây rốn bị chèn ép bởi vai hoặc đầu của thai nhi
Sa bên ngôi là tình trạng dây rốn bị chèn ép bởi vai hoặc đầu của thai nhi

2.2. Sa trước ngôi: dây rốn nhô ra từ âm đạo

Sản phụ sa dây rốn trước ngôi thường bị rách màng ối và vỡ ối tự nhiên hoặc bị tác động trước khi đầu lọt (thường gặp với ngôi mông hoặc ngôi ngang).

Hướng điều trị sa dây rốn trước ngôi nhô ra từ âm đạo bắt đầu bằng việc nâng nhẹ ngôi thai và liên tục giữ nó khỏi dây rốn để phục hồi dần lưu lượng máu của bào thai trong khi thực hiện mổ lấy thai. Đặt thai phụ ở vị trí đầu gối gập vào ngực và tiêm terbutaline 0,25 mg đường tĩnh mạch để giảm các cơn co thắt.

3. Nguyên nhân gây sa dây rốn

Hiện tượng sa dây rốn có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ người mẹ, thai nhi và phần phụ của thai:

  • Nguyên nhân từ người mẹ: Hầu hết là ở những phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở khiến sự điều chỉnh của ngôi thai không tốt gây ra bất thường: khung xương chậu méo, hẹp, khối u tiền đạo...
  • Nguyên nhân từ phía thai nhi: ngôi thai không tì được vào cổ tử cung dẫn đến tình trạng ngôi bất thường (ngôi ngang, ngôi ngược...), dây rốn có thể sa trước ngôi, sa một chi khiến dây rốn sa theo.
  • Nguyên nhân từ phần phụ của thai: Đa ối làm ối căng quá mức có nguy cơ vỡ đột ngột kéo dây rốn sa theo; rau bất thường, dây rốn dài bất thường...

Chẩn đoán sa dây rốn không khó vì trong quá trình chuyển dạ có thể nhìn thấy dây rốn sa ra ngoài âm hộ hoặc thăm khám âm đạo thấy dây rốn nằm cuộn trong âm đạo hoặc ở cổ tử cung bên cạnh ngôi qua màng ối chưa vỡ (sa dây rốn bên ngôi trong bọc ối), hoặc dây rốn ở trước ngôi trong bọc ối chưa vỡ (sa dây rốn trước ngôi trong bọc ối). Trong các trường hợp cổ tử cung thường chưa mở hết.

Hầu hết phụ nữ mang thai ai cũng có thể bị sa dây rốn. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hiện tượng sa dây rốn cao hơn bao gồm:

  • Phụ nữ có khung chậu hẹp hoặc méo.
  • Mang đa thai hoặc song thai.

Mang song thai hoặc đa thai làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn
Mang song thai hoặc đa thai làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn
  • ngôi thai bất thường: Ngôi mông, ngôi ngang.
  • Bất thường dây rốn: dây rốn quá dài, dây rốn bám rìa dưới.
  • Nhau thai bám thấp.
  • Sinh con nhiều lần.
  • Vỡ ối đột ngột.

4. Biến chứng của sa dây rốn

Sa dây rốn là một cấp cứu sản khoa cần được phát hiện và xử lý khẩn cấp để bảo vệ được tính mạng của thai nhi. Sa dây rốn thường gặp nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ (khi thai khoảng hơn 38 tuần tuổi).

Sa dây rốn dễ gây suy thai cấp khi sản phụ chuyển dạ nên nếu lấy thai ra chậm bé dễ bị suy hô hấp, tổn thương não do thiếu oxy hoặc thậm chí tử vong. Do vậy nếu phát hiện sản phụ sa dây rốn, cần được cấp cứu trong vòng 30 phút thì mới kịp thời cứu dược trẻ.

Lưu ý cho sản phụ sa dây rốn:

  • Khi cảm thấy những dấu hiệu bất thường: dây rốn trong vùng kín, thai nhi đạp ít hoặc đạp nhiều...thì cần gọi xe cấp cứu càng nhanh càng tốt.
  • Không cố đẩy dây rốn trở lại tử cung.
  • Trong lúc chờ xe đến nên tránh chèn ép dây rốn bằng cách duy trì tư thế quỳ gập gối, úp mặt và khuỷu tay, bàn tay xuống sàn nhà.
  • Tránh ăn uống trước khi sinh để chuẩn bị cho cuộc sinh mổ.

Sa dây rốn dễ gây suy thai cấp khi sản phụ chuyển dạ
Sa dây rốn dễ gây suy thai cấp khi sản phụ chuyển dạ

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để phòng tránh hiện tượng sa dây rốn. Tuy nhiên nếu phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc sa dây rốn như trên thì sau tuần thai thứ 38 nên thường xuyên đến bệnh viện khám và lưu viện để kịp thời xử trí khi có chuyển dạ. Đặc biệt, 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe