Vòi nhĩ có nhiệm vụ cân bằng áp suất giữa tai giữa và bên ngoài, đồng thời giúp ngăn ngừa vi khuẩn ngược dòng từ họng lên tai giữa. Có thể thấy, vòi nhĩ là bộ phận vô cùng quan trọng của tai. Khi bị rối loạn chức năng và viêm vòi nhĩ sẽ gây là ra khó chịu cũng như ảnh hưởng tới khả năng nghe của người bệnh.
1. Vòi nhĩ và chức năng vòi nhĩ
Vòi nhĩ còn có tên gọi khác là vòi tai. Vòi nhĩ có 2 đầu, 1 đầu nối vào vòm nhĩ, đầu 2 mở ra tại vòm mũi họng, hay nói cách khác, vòi nhĩ chính là là ống nối giữa tai giữa và vòm mũi họng.
Vòi nhĩ có chức năng dẫn lưu, thông khí giữa tai giữa và xoang chũm.
Vòi nhĩ bình thường sẽ đóng, chỉ mở khi con người có hoạt động ngáp hoặc khi nuốt thức ăn, nước bọt.
2. Rối loạn chức năng vòi nhĩ
Rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra khi người bệnh mắc các bệnh khiến phù nề biểu mô lót của vòi tai như: Nhiễm virus đường hô hấp trên, bị nhiễm khuẩn, thay đổi áp lực đột ngột từ môi trường bên ngoài, thậm chí là dị ứng,...
Khi thăm khám, vòi nhĩ có các hiện tượng: Vòi nhĩ bị hẹp (tắc vòi nhĩ). Vòi nhĩ vị rộng quá mức,...
Triệu chứng rối loạn chức năng vòi nhĩ:
Khi bị rối loạn chức năng vòi nhĩ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Cảm giác đầy trong tai
- Bị ù tai
- Nghe âm thanh không rõ, mức độ từ nhẹ tới trung bình
- Chóng mặt
- Đi khám tai thấy màng nhĩ bị co kéo.
- Cảm giác có tiếng kêu, tiếng nói, tiếng thở từ chính mình vọng ra (tự thính). Đây là triệu chứng xảy ra khi vòi nhĩ mở quá mức tuy nhiên khá hiếm gặp.
3. Bệnh lý thường gặp gây ra rối loạn chức năng vòi nhĩ
3.1. Giãn rộng vòi nhĩ
Người bệnh sụt cân nhanh không rõ nguyên do
Khi bị giãn rộng vòi nhĩ, áp lực của hõm tai tăng lên khi người bệnh gắng sức và áp lực giảm khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. khi khám đôi khi thấy màng nhĩ di chuyển nhẹ theo nhịp thở
Phương pháp điều trị giãn rộng vòi nhĩ:
- Đặt ống thông khí để giảm mức độ phình ra ra phía ngoài của màng nhĩ mỗi khi phát âm.
- Phẫu thuật.
3.2. Viêm tai tiết dịch
Khi vòi nhĩ bị tắc trong thời gian dài sẽ tiết ra dịch do áp lực từ âm
Viêm tai tiết dịch thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn do vòi nhĩ trẻ hẹp và nằm ngang hơn so với người lớn.
Nếu bị viêm tai tiết dịch 1 bên ở người lớn kéo dài có thể do bị ung thư vòm họng, cần đi khám sớm.
3.3. Do chấn thương áp lực
Những người bị rối loạn chức năng vòi nhĩ do hẹp bẩm sinh hoặc do phù niêm mạc khó cân bằng được áp lực của tai giữa khi gặp các môi trường: Thay đổi độ cao khi đi máy bay, lặn sâu dưới nước vì áp lực âm trong tai giữa bị xẹp và tắc vòi nhĩ.
4. Lưu ý khi bị viêm vòi nhĩ, rối loạn chức năng vòi nhĩ
Khi bị rối loạn chức năng vòi nhĩ, người bệnh nên có những biện pháp để làm tăng chức năng vòi nhĩ và tránh chấn thương tai do áp lực:
Hạn chế những hoạt động có sự thay đổi áp lực nhanh, bất ngờ như: Đi máy bay, thay đổi độ cao hoặc lặn sâu dưới nước.
Trong trường hợp đi máy bay: Nên nuốt nước bọt thường xuyên hoặc nhai kẹo cao su khi hạ cánh để giúp thông khí vòi nhĩ.
Với trường hợp nhảy cầu và thợ lặn sẽ gây chấn thương áp lực lớn hơn so với đi máy bay. Vì vậy, người bị rối loạn chức năng vòi nhĩ chỉ nên xuống nước từ từ và tạo ra sự cân bằng để tránh gây áp lực âm cao trong hõm tai từ đó giúp tránh bị chảy máu hoặc dò nội dịch.
Khi bị nhiễm khuẩn ở mũi, không nên tự thổi tai để tránh gây nhiễm khuẩn tai giữa do vi khuẩn.
Khi có các dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên chủ động đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán sớm. Bệnh nhân sẽ được khám và nội soi để đánh giá tình tình. Tùy vào bệnh lý cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng uống thuốc, tư vấn hoặc cần thiết sẽ phải tiến hành phẫu thuật để điều trị dứt điểm rối loạn chức năng vòi nhĩ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, khi có nhu cầu tư vấn, đặt lịch khám, quý khách có thể gọi điện tới hotline của bệnh viện để được hỗ trợ sớm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: dieutri.vn