Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em: Cách xử trí và chăm sóc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp, tái đi tái lại, gây khó khăn cho việc sinh hoạt và học tập của trẻ. Việc chăm sóc và theo dõi cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn, mau khoẻ lại và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.

1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi. Bệnh thường có biểu hiện ho không quá 30 ngày.

Đây là bệnh phổ biến nhất gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính một em bé dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 5 - 8 lần mỗi năm. Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, khoảng 20 - 25% trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ diễn tiến thành viêm phổi ở trẻ em - nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển.

Có 2 loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính:

  • Viêm đường hô hấp trên: Là viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng, thường do virus, nếu chăm sóc tốt đa số trẻ sẽ tự khỏi.
  • Viêm đường hô hấp dưới: Bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Trong đó, viêm phổi là nguy hiểm nhất. Vì vậy trẻ cần được phát hiện sớm bệnh viêm phổi để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tử vong.

2. Cách xử trí và chăm sóc


Nếu trẻ ho nhiều chỉ nên dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như hoa hồng bạch, quất hấp mật ong
Nếu trẻ ho nhiều chỉ nên dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như hoa hồng bạch, quất hấp mật ong

2.1 Trường hợp trẻ có dấu hiệu thông thường

Khi thấy trẻ có các triệu chứng như bị ho, cảm lạnh thường, sốt, chảy nước mũi, thở bằng miệng, nhịp thở bình thường thì phụ huynh không cần phải quá lo lắng, vì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Nguyên nhân của tình trạng này thường do virus nên việc dùng kháng sinh không có tác dụng. Cha mẹ chỉ cần điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà với các bước sau:

  • Nếu trẻ ho nhiều chỉ nên dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như hoa hồng bạch, quất hấp mật ong.
  • Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ bằng nước muối 9%, nhỏ vào từng bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi.
  • Giúp trẻ ho và tống xuất đờm hiệu quả như vỗ lưng cho trẻ, tốt nhất là làm trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn. Cách làm: gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ; vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn bình thường, khi cho bú có thể giữa chừng để trẻ nhả vú ra, sau đó lại tiếp tục cho bú. Nếu trẻ khó bú thì vắt sữa mẹ, cho trẻ ăn bằng thìa.
  • Nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì cho ăn sữa bò dưới dạng sữa bột công thức dành cho trẻ em theo lứa tuổi.
  • Thức ăn bổ sung như bột cháo nấu loãng hơn bình thường nhưng có đủ thành phần các chất dinh dưỡng như gạo + thịt hoặc trứng, đậu đỗ + rau xanh + dầu mỡ.
  • Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ nhận đủ số lượng thức ăn và luôn thay đổi món để kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
  • Cho trẻ uống thêm nước hoa quả để cung cấp vitamin A, C, sắt...và bù lại lượng nước mất đi do sốt.
  • Cặp nhiệt độ xem trẻ có sốt không, nếu như trẻ sốt 37,5 độ C đến dưới 38,5 độ C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo cho trẻ; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn. Nếu trẻ sốt độ C thì phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
  • Hạn chế nguồn lây bệnh, thường xuyên vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và đặt trẻ ở nơi thông thoáng, giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.

2.2 Trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng

Khi thấy trẻ ho kéo dài, thở nhanh, khó thở, bú kém, không uống được, đùn bọt mép, mệt mỏi hơn, co rút lõm lồng ngực thì đây là biểu hiện của viêm phổi – biến chứng rất nguy hiểm. Do vậy, việc đầu tiên phụ huynh cần làm là đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên. Trẻ được coi là thở nhanh khi:

  • Nhịp thở trên 60 lần/phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Nhịp thở trên 50 lần/phút đối với trẻ từ 2-12 tháng tuổi
  • Nhịp thở trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi

Khi thăm khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, các bác sĩ cần khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán viêm phổi cho trẻ. Trong đó các triệu chứng như sốt, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực là những biểu hiện quan trọng nhất để chẩn đoán lâm sàng và xác định mức độ nặng của bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định sau khi bố mẹ đưa trẻ nghi ngờ bị viêm phổi đến thăm khám bao gồm:

  • Xét nghiệm máu

Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể xác định nhiễm trùng. Số lượng tế bào bạch cầu tăng khi có xuất hiện nhiễm vi khuẩn. Đôi khi các bác sĩ lấy máu từ ven để nuôi cấy. Nó có thể giúp xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và do vậy lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh.

  • Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm kháng nguyên nước tiểu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán viêm phổi gây ra do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila.

  • Chụp X-quang phổi

Chụp X-quang phổi giúp xác định chẩn đoán, góp phần xác định nguyên nhân, vị trí của nhiễm trùng và mức độ nặng nhẹ của viêm phổi.

  • Nuôi cấy đờm

Đờm của bạn được lấy từ cơn ho sâu có thể được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm này có thể giúp xác định loại kháng sinh điều trị tốt nhất.

  • Chụp CT

Chụp CT (cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về phổi trong những trường hợp bệnh nặng. Chụp CT cũng có thể có lợi trong trường hợp việc điều trị viêm phổi không có hiệu quả.

  • Đo độ bão hòa oxy mạch

Độ bão hòa oxy trong máy lý tưởng là trên 95%. Viêm phổi có thể gây cản trở khí oxy từ phổi vào máu. Do vậy, đo hàm lượng oxy máu có thể giúp chẩn đoán viêm phổi. Đo độ bão hòa oxy mạch là một kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn để theo dõi những thay đổi oxy hóa trong hàm lượng oxy máu. Xét nghiệm này sử dụng một thiết bị gọi là máy đo oxy mạch theo dõi gián tiếp tỷ lệ hemoglobin chứa oxy trong máu.

Xét nghiệm khí máu động mạch được sử dụng để đo mức độ giảm oxy trong máu. Đối với xét nghiệm này, một mẫu máu được lấy ra từ động mạch, chủ yếu là ở cổ tay. Nó giúp xác định sự trao đổi khí oxy-carbon dioxid, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Nội soi phế quản

Nội soi phế quản phổi có thể được chỉ định nếu bạn bị viêm phổi nặng hoặc không cải thiện sau khi điều trị với kháng sinh. Trong thủ thuật này, một ống mỏng, mềm có gắn camera được sử dụng để xem trực tiếp khí quản và phế quản. Điều này cho phép bác sĩ thu thập dịch hoặc mẫu mô nhỏ và xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

3. Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em


Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt
Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt

  • Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
  • Trẻ nên được ở trong phòng đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt.
  • Nếu sử dụng điều hòa ba mẹ nên chú ý điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh tiếp xúc với khói, bụi, thuốc lá, không khí ô nhiễm, không khí lạnh.
  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì vậy khi người lớn bị bệnh hô hấp nên giữ vệ sinh và cách ly để tránh lây cho trẻ. Đồng thời, ba mẹ đừng quên rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô hấp. Bệnh có thể gấy biến chứng nguy hiểm, vì thế khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Bác sĩ Đặng Thị Ngoan từng là giảng viên Bộ môn Nhi - trường Đại học Y dược Hải Phòng. Từng được cấp chứng chỉ về Nhi khoa trong và ngoài nước như: Bệnh viện Westmead, Australia; Trường Đại học Y Hải Phòng. Hiện tại, Bác sĩ Ngoan là bác sĩ Nhi - Sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe