Quy trình chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang từ

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tôn Nữ Trà My - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới, hiện đại, có giá trị vô cùng to lớn trong việc đánh giá các bất thường sọ não, chẩn đoán bệnh lý thần kinh. Nhờ có phương tiện này mà ngày nay có thể chẩn đoán sớm được nhiều bệnh lý đặc biệt là u não, giúp bệnh nhân điều trị sớm có hiệu quả.

1. Chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang là gì?

  • Cộng hưởng từ (MRI) sọ não không tiêm thuốc đối quang là phương pháp không xâm lấn, sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh cắt ngang rõ ràng và chi tiết và rõ nét về sọ não, nhất là u não do vậy giúp đánh giá và phát hiện những tổn thương, bất thường của sọ não từ rất sớm. Không những thế, phương pháp này còn đánh giá được chức năng của não, chức năng vùng cảm giác cũng như chức năng vùng vận động,... của não
  • Chụp cộng hưởng từ không tiêm thuốc đối quang không có bức xạ ion hóa, không bị các tác dụng phụ của tia X như chụp X- quang hay CT scan do vậy an toàn cho trẻ em và người lớn, có thể chụp nhiều lần mà không gặp phải các nguy cơ tai biến do thuốc đối quang.
  • Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là cho hình ảnh rõ nét về nhu mô não, đặc biệt quan sát được mạch não mà không cần tiêm thuốc đối quang, chẩn đoán chính xác các bệnh lý thân não, tuyến yên. Ngoài ra còn đánh giá được các phần bị xương che đi hoặc rất khó quan sát khi chụp bằng các phương pháp khác.

2. Chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang được chỉ định trong trường hợp nào?


Chụp cộng hưởng từ sọ não giúp phát hiện tình trạng u não ở người bệnh
Chụp cộng hưởng từ sọ não giúp phát hiện tình trạng u não ở người bệnh

3. Chống chỉ định

  • Chống chỉ định tuyệt đối: Bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tim
  • Chống chỉ định tương đối:
  • Trong người có kim loại có từ tính
  • Bệnh nhân không có khả năng nằm yên
  • Người sợ ánh sáng, không nằm một mình.

4. Quy trình chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang từ

Nguyên lý hoạt động của máy cộng hưởng từ: Các máy MRI giống như một chiếc bánh rán lớn có đường hầm ở trung tâm. Bệnh nhân được nằm ngửa trên mặt bàn mà bàn đó có thể trượt vào lỗ nam châm. Từ trường mạnh được tạo ra bằng cách truyền một dòng điện qua các vòng dây bên trong vỏ bảo vệ của nam châm.


Tư thế chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang từ
Tư thế chụp cộng hưởng từ sọ não không tiêm thuốc đối quang từ

Các cuộn dây khác trong nam châm gửi và nhận sóng vô tuyến. Khi được định vị bên trong nam châm, một số proton trong cơ thể sẽ thẳng hàng với từ trường, các proton này phản ứng với sóng vô tuyến công suất thấp kích thích tín hiệu từ cơ thể bệnh nhân.

Các sóng vô tuyến được tạo ra bởi các cuộn tần số vô tuyến chuyên dụng- là ăng ten được thiết kế cho hình ảnh y tế.

Máy tính sẽ thực hiện các phép tính để cho ra hình ảnh đen và trắng về các mặt cắt ngang của sọ não. Hình ảnh của vùng được khảo sát có thể được chuyển đổi thành dạng 3D để giúp xác định các trục trặc và bất thường trong não dễ dàng hơn.

4.1 Chuẩn bị

  • Người bệnh được giải thích về thủ thuật, thay quần áo tại phòng chụp, tháo bỏ trang sức, đồng hồ, vật dụng kim loại nếu bạn có các thiết bị kim loại hoặc điện tử trong cơ thể, bởi vì sự hiện diện của chúng có thể là mối nguy hiểm, ảnh hưởng đến thiết bị điện tử hay chất lượng hình ảnh.
  • Đối với trẻ nhỏ hay bệnh nhân kích thích cần tiêm thuốc an thần vì trong quá trình chụp bệnh nhân cần nằm yên trong suốt quá trình chụp. Trong quá trình chụp có thể có tiếng ồn ào do vậy bệnh nhân có dùng nút bịt tai lại.
  • Có giấy yêu cầu chụp cộng hưởng từ của bác sĩ lâm sàng

4.2 Các bước thực hiện

Bước 1. Di chuyển bệnh nhân vào khoang máy. Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa trên bàn chụp sau đó được chuyển bàn chụp vào khoang máy.

Bước 2. Kỹ thuật viên điều khiển chụp ở phòng điều khiển. Kỹ thuật chụp bao gồm:

  • Chụp định vị
  • Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám. Làm các chuỗi xung thông thường: T1, T2, Flair cho tất cả đối tượng. Hướng cắt bao gồm cắt ngang, đứng ngang và đứng dọc.
  • Lựa chọn các chuỗi xung đặc biệt cho các bệnh lý nghi ngờ. Ví dụ xung T2* để tìm các tổn thương có chảy máu, chuỗi xung IR tìm các tổn thương liên quan đến chất xám, chuỗi xung khuếch tán (diffusion) cho các tổn thương liên quan đến nhồi máu não, u não, áp xe não... từ đó không bị bỏ sót các tổn thương
  • Tiến hành cho chạy từng xung và xử lý hình ảnh thu được, lựa chọn các hình ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim.

Bước 3: Bác sĩ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính và in kết quả.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe