Protocol xạ trị SBRT ung thư gan

Ung thư gan có tỷ lệ sống sót thấp so với một số bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đồng thời cải thiện cơ hội sống bằng cách phát hiện và điều trị sớm ung thư.

1. Protocol xạ trị SBRT ung thư gan

  • Tên khoa học: Protocol xạ trị SBRT ung thư gan
  • Tên thường gọi: Xạ phẫu định vị toàn thân
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Xạ phẫu định vị toàn thân là phương pháp sử dụng một liều bức xạ phù hợp có độ chính xác đến từng milimet, tiêu diệt được khối u mà không ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận.

2.Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

3.Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Ung thư di căn gan không phải xâm lấn của u lympho.
  • Số lượng nhân di căn <5 nhân, kích thước lớn nhất < 8cm, chống chỉ định mổ, tuổi 18-70, PS 0-1, ANC >1800, PLT >100G/l, Hgb> 80g/l

Chống chỉ định:

  • Khối u gan gần dạ dày - ruột (<2cm).
  • Có rối loạn đông máu nặng.
  • Đang chảy máu tiêu hoá.
  • Cổ trướng không kiểm soát được.
  • Phụ nữ có thai.
  • Có bệnh nặng kết hợp.

Xạ phẫu định vị toàn thân dùng để điều trị ung thư gan
Xạ phẫu định vị toàn thân dùng để điều trị ung thư gan

4.Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Thay thế phẫu thuật, thay thế nút mạch nếu bệnh nhân không đồng ý can thiệp phẫu thuật, kích thích tăng đáp ứng với điều trị miễn dịch.
  • Kỹ thuật xạ trị có độ chính xác cao, cấp liều xạ phù hợp trong thời gian ngắn vào khối u và tránh liều tối đa vào mô lành và xung quanh
  • Không gây đau, không chảy máu, không khó chịu. Thay vì mỗi đợt điều trị truyền thống phải kéo dài tới vài tuần, điều trị xạ phẫu định vị chỉ 2 – 5 phút/lần, bệnh nhân không phải nằm viện nên hoàn toàn “tháo bỏ” áp lực đang chữa ung thư.

5.Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, đánh giá mức độ, tình trạng bệnh
  • Bước 2: Huấn luyện người bệnh hợp tác, tập thở theo nhịp.
  • Bước 3: Chụp lát cắt, lập kế hoạch xạ trị
  • Bước 4: Kiểm chuẩn kế hoạch
  • Bước 5: Điều trị bệnh nhân

6.Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Thay đổi da, bao gồm từ đỏ (giống như bị cháy nắng) để phồng rộp và bong tróc trong đó bức xạ đi vào cơ thể.
  • Mệt mỏi
  • Công thức máu thấp
  • Rụng tóc

7.Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị bất cứ khi nào có triệu chứng nôn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn đại tiện sau khi kết thúc xạ trị.

8.Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống Xạ trị Clinac IX

9.Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Sau kết thúc xạ trị 1 tháng khám lại lần. Sau đó, khám định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu tiên, khám 6 tháng/lần trong năm 3-5. Sau 5 năm khám định kỳ hàng năm.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật và đối phó với những ảnh hưởng của tế bào ung thư, do đó hãy cố gắng ăn uống đầy đủ trong thời gian điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe