Phục hồi chức năng cho trẻ em bị cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, và các bộ phận, cơ quan xung quanh. Do đó, phục hồi chức năng cho trẻ em bị cong vẹo cột sống là một phương pháp cần thiết, giúp cho trẻ hồi phục và giảm các biến chứng.

1. Cong vẹo cột sống ở trẻ em

Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể, vẹo của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Cong vẹo cột sống có thể xảy ra đơn thuần hoặc phối hợp với những biến dạng khác của cột sống như gù ở vùng ngực, hay ưỡn ở vùng thắt lưng.

Cong vẹo cột sống học đường đang là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Do tỷ lệ mắc chiếm 5% dân số, trong đó 2% cần được điều trị. Khoảng 80% bệnh nhân bị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân dẫn tới cong vẹo cột sống như:


Ngày càng nhiều trẻ bị mắc cong vẹo cột sống
Ngày càng nhiều trẻ bị mắc cong vẹo cột sống

2. Phục hồi chức năng cong vẹo cột sống cho trẻ nhỏ

2.1 Nguyên tắc can thiệp phục hồi chức năng

Những nguyên tắc phục hồi chức năng trong cong vẹo cột sống cho trẻ em bao gồm:

  • Ngay sau khi phát hiện ra cong vẹo cột sống, trẻ cần được can thiệp sớm
  • Kỹ thuật can thiệp phụ thuộc vào mức độ cong vẹo cột sống
  • Thăm khám lại định kỳ có chụp X-quang cột sống nhằm đánh giá sự tiến triển.

2.2 Các kỹ thuật can thiệp

Các kỹ thuật can thiệp cần tuân theo mức độ cong vẹo cột sống của từng trẻ. Độ cong vẹo cột sống dựa vào góc COBB trên phim chụp X-quang. Cách đo như sau:

  • Xác định đoạn cong, xác định đốt sống đầu tiên và cuối cùng của đoạn cong.
  • Kẻ đường thẳng qua bờ trên của đốt sống trên và bờ dưới của đốt sống dưới.
  • Kẻ hai đường vuông góc với hai đường thẳng trên.
  • Đo góc tạo bởi hai đường vuông góc

Các can thiệp theo mức độ bao gồm:

  • Mức độ nhẹ khi góc COBB ≤ 20 độ : Tập bài tập cột sống và khám lại 6 tháng/lần.
  • Mức độ trung bình khi góc COBB = 20 độ - 45độ : Nẹp cột sống, bài tập cột sống và khám lại 6 tháng/lần.
  • Mức độ nặng khi góc COBB >45độ tiến triển xấu đi nhanh: phẫu thuật chỉnh hình cột sống.

Việc đánh giá góc COBB và chỉ định kỹ thuật can thiệp phải được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về thần kinh-cột sống hoặc phục hồi chức năng.

Trắc nghiệm: Những điều cần biết về vẹo cột sống

Vẹo cột sống là sự cong vẹo bất thường của cột sống. Có nhiều loại tùy theo nguyên nhân và độ tuổi phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, cũng tùy theo mức độ nặng của đường cong, nguy cơ tăng nặng thêm mà áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ, Đặng Minh Quang , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đặng Minh Quang
Đặng Minh Quang
Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2.3 Các bài tập vận động trị liệu

Các bài tập vận động có thể tiến hành cho trẻ cong vẹo cột sống ở mọi lứa tuổi và các mức độ nặng nhẹ khác nhau:

  • Bài tập 1: Kéo dãn cơ bên lõm của đường cong trong tư thế nằm sấp. Mục tiêu của bài tập là kéo dãn các nhóm cơ phía lõm của đường cong thắt lưng. Đặt tư thế trẻ nằm sấp.
    • Hướng dẫn trẻ bám tay bên vai thấp vào mép của giường. Lấy tay nâng hai chân, và hông của trẻ đưa sang phía đối diện với bên lõm của cột sống thắt lưng. Lặp lại động tác này 10 lần.
    • Hướng dẫn trẻ bám tay bên vai thấp vào thành giường và nâng người lên, tay còn lại kéo người về phía chân. Giữ tư thế này vài giây và lặp lại 10 lần như thế.
  • Bài tập 2: Tăng tầm vận động của cột sống lưng trong tư thế ngồi. Mục tiêu làm tăng tầm vận động gập của cột sống lưng, kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng. Cho trẻ ngồi 2 chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phía trước. Hướng dẫn trẻ đưa hai tay ra phía trước chạm các ngón, lưng gập. Giữ ở tư thế này vài giây và làm lại động tác 10 lần.
  • Bài tập 3: Chỉnh cong vẹo cột sống trong tư thế ngồi. Mục tiêu của bài tập giúp kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, tăng cường độ mềm dẻo của cột sống. Cho trẻ ở tư thế trẻ ngồi trên ghế. Lặp lại mỗi bài tập 10 lần.
    • Hướng dẫn trẻ xoay người với đồ vật ở bên đối diện với phía lõm của đường cong cột sống.
    • Hướng dẫn trẻ tay bên vai thấp giơ cao, tay bên còn lại bám vào mép ghế. Giữ ở tư thế này vài giây.
  • Bài tập 4: Chỉnh cong vẹo cột sống trong tư thế quỳ bốn điểm. Mục tiêu là làm tăng cường độ mềm dẻo của cột sống. Để trẻ ở tư thế quỳ bốn điểm. Đưa tay trẻ bên lõm của đường cong lên phía trước và đưa chân bên đối diện lên theo trong lúc giữ nguyên vị trí thân mình. Giữ ở tư thế này vài giây và lặp lại động tác 10 lần.
  • Bài tập 5: Chỉnh cong vẹo cột sống trong tư thế đứng. Mục tiêu của bài tập là giúp kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, tăng cường độ mềm dẻo của cột sống. Tư thế trẻ đứng thẳng. Tay bên vai thấp của trẻ bám vào xà ngang kéo người lên, và vai bên đối diện hạ thấp xuống. Giữ ở tư thế này vài giây và làm động tác 10 lần.
  • Bài tập 6: Tập thở sâu. Mục tiêu giúp tăng cường độ giãn nở của lồng ngực. Để trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay bệnh nhân đặt dưới cơ hoành. Dạy trẻ hít sâu vào và thở ra từ từ.

Ngoài ra, cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao như: bơi lội


Cần cho trẻ bị cong vẹo cột sống thực hiện các bài tập phục hồi kết hợp với bơi lội
Cần cho trẻ bị cong vẹo cột sống thực hiện các bài tập phục hồi kết hợp với bơi lội

3. Giáo dục trẻ và tư vấn gia đình

Cha mẹ là những người có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ. Để phòng ngừa cong vẹo cột sống học đường cần giáo dục sức khỏe cho trẻ như:

  • Nhà trường, cha mẹ trẻ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ ngồi học đúng tư thế phòng ngừa cong vẹo cột sống do tư thế.
  • Cung cấp bàn học đúng kích thước, phù hợp với chiều cao của trẻ.
  • Khám sức khỏe thường quy giúp phát hiện sớm cong vẹo cột sống và các bệnh có thể dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, đối với những trẻ đã bị cong vẹo cột sống, gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của bản thân, chấp nhận và cố gắng vượt qua mặc cảm của bệnh tật. Về phía nhà trường, cần giải thích cho các bạn học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ cong vẹo cột sống. Từ đó, các bạn của trẻ sẽ thông cảm, không chế nhạo và giúp đỡ trẻ trong học tập và vui chơi.

Tóm lại, phục hồi chức năng cho trẻ bị cong vẹo cột sống là việc làm cần thiết trong việc điều trị và làm giảm nhẹ biến chứng do cong vẹo cột sống gây ra. Cong vẹo cột sống có thể làm cho trẻ không phát triển chiều cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, vận động, tâm lý, và việc làm sau này. Do đó, cần cho những trẻ trong độ tuổi học đường thăm khám cột sống định kỳ, nhằm phát hiện sớm những bất thường cột sống và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe