Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương, triệu chứng của loãng xương sau sinh là nhức mỏi khắp người, đặc biệt là ở lưng và bàn chân. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
1. Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương
Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển bộ xương, nhu cầu về canxi đặc biệt lớn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ rút canxi từ xương của cơ thể mẹ, mật độ xương của người mẹ có nguy cơ giảm. Quá trình cho con bú cũng ảnh hưởng đến xương mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường mất từ 3 đến 5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú.
Có nhiều nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ sau sinh, trong quá trình mang thai tuy lượng canxi cơ thể mẹ phải cung cấp cho thai nhi lớn nhưng cơ thể có những cách điều tiết giúp bảo vệ hệ xương như:
- Phụ nữ mang thai hấp thụ canxi từ thực phẩm và các thuốc bổ sung khoáng chất tốt hơn so với phụ nữ không mang thai.
- Khi mang thai, phụ nữ sản xuất nhiều estrogen, hormone nội tiết nữ giúp bảo vệ xương, giúp gắn kết canxi vào khung xương, giữ canxi trong xương do đó chống tiêu xương, loãng xương.
Sau khi sinh, những cơ chế bảo vệ này suy giảm, đặc biệt là giảm nồng độ estrogen, do buồng trứng suy giảm hoạt động sau mỗi kỳ sinh đẻ. Rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng loãng xương sau sinh, các triệu chứng thường gặp là sau sinh 1-2 tháng, người mẹ cảm thấy đau nhức khắp người, nhất là ở lưng và bàn chân.
2. Loãng xương sau sinh có nguy hiểm?
Điều may mắn là hầu hết các trường hợp loãng xương sau sinh là loãng xương sinh lý. Tình trạng loãng xương này sẽ cải thiện đáng kể khi em bé lớn và cai sữa. Một số nghiên cứu còn cho thấy mang thai có thể tốt cho sức khỏe của hệ xương. Phụ nữ mang thai càng nhiều lần (trong ít nhất 28 tuần) sẽ có mật độ xương càng lớn và nguy cơ gãy xương càng thấp. Có một số phụ nữ trong quá trình mang thai và sau sinh bị loãng xương nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến gãy xương, tuy nhiên các trường hợp này là rất hiếm. Nếu các triệu chứng loãng xương sau sinh gây ảnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, khoáng chất,... làm cải thiện triệu chứng và giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương và ai là người dễ bị loãng xương?
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II, Phạm Trung Hiếu , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
3. Phòng ngừa loãng xương sau sinh
Việc chăm sóc xương là điều vô cùng quan trọng, cần thực hiện trước, trong và sau khi mang thai, trong thời kỳ cho con bú. Một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ canxi, tập thể dục thường xuyên cùng lối sống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe cả mẹ và con.
Nhu cầu canxi sẽ lớn hơn trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì cả cơ thể mẹ và em bé đều cần canxi. Lượng canxi cần cung cấp trong thời kỳ mang thai và cho con bú là 1.000 mg mỗi ngày. Khi có thai trong độ tuổi thanh thiếu niên, lượng canxi cần cung cấp là 1.300 mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa), các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải bắp, rau chân vịt; đậu phụ, cái mòi, cá hồi, ngũ cốc dinh dưỡng,...Ngoài ra khi khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chứa các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường canxi cho cơ thể người mẹ trong giai đoạn quan trọng này.
Tập thể dục nhẹ nhàng có rất nhiều lợi ích trong nâng cao sức khỏe thai kỳ. Giúp giảm đau lưng, táo bón, ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ, cải thiện tâm trạng, thúc đẩy cơ bắp, sức mạnh và sức bền. Đặc biệt giúp phụ nữ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh em bé.
Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi, đến hệ tim phổi và hệ xương của người mẹ. Uống rượu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ và hệ xương của người mẹ. Bỏ thuốc lá và bỏ rượu khi mang thai là điều vô cùng cần thiết.
XEM THÊM: